Trẻ bị tay chân miệng có thể khỏi sau 7 - 14 ngày nhưng cần cảnh giác với biến chứng

Theo một vài thống kê cho thấy, có hơn 90% trẻ bị tay chân miệng mức độ nhẹ (độ 1) có thể tự khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày mà không cần điều trị tại viện. Các nốt mụn biến mất, không còn sốt, trẻ vui chơi, ăn uống bình thường thì được coi là khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu trẻ mắc tay chân miệng độ 2 thì sẽ cần khoảng 10 đến 14 ngày. Và trẻ bị tay chân miệng độ 3, 4 thì thời gian hồi phục sẽ càng dài và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu lúc này không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng như: Viêm cơ tim, viêm não, suy hô hấp, trụy mạch, thậm chí là tử vong.

Vì thế, ngay khi phát hiện có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế/bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn xử trí kịp thời.

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng và con đường lây truyền

Tay chân miệng là bệnh do các chủng virus đường ruột gây ra. Ở nước ta, tác nhân gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. 

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành và khả năng bùng phát thành dịch cao. Nguồn lây chính bao gồm:

  • Các giọt bắn từ nước miếng khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện,...
  • Dịch chảy ra từ các bóng nước nổi trên da.
  • Phân của trẻ em nhiễm bệnh tay chân miệng.

Các yếu tố khiến bệnh dễ bùng phát thành dịch bao gồm:

  • Địa điểm sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo,...
  • Những nơi đông người qua lại như công viên, siêu thị,...

Benh-tay-chan-mieng-rat-de-bung-phat-thanh-dich.webp

Bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng bao gồm sốt, loét miệng, nổi mẩn đỏ dạng bóng nước. Những dấu hiệu nhận biết này thay đổi theo từng cấp độ và giai đoạn. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết theo cấp độ 

Cấp độ 1: Chỉ có các biểu hiện loét miệng và/hoặc nổi mẩn đỏ có bóng nước.

Cấp độ 2a: Loét miệng và nổi mẩn đỏ bóng nước kèm theo 1 trong các biểu hiện sau:

  • Sốt cao 39 độ C trở lên, kéo dài hơn 48 tiếng. Nôn mửa thường xuyên và quấy khóc thất thường.
  • Giật mình không quá 2 lần trong 30 phút.

Cấp độ 2b, 3 và 4: Vã mồ hôi, mạch nhanh hoặc chậm, thở nhanh, thở bất thường, lạnh toàn thân, có thể gây sốc, ngưng thở, tím tái toàn thân,... Đây là những biểu hiện khi bệnh tiến triển nặng nề, bắt đầu xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, hô hấp,...

Dấu hiệu nhận biết theo giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh (3 - 7 ngày): Thông thường ở giai đoạn này, trẻ không có bất kỳ biểu hiện nào nên rất khó để phát hiện bệnh.

Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong thời gian ngắn 1 - 2 ngày với các biểu hiện: chán ăn, sốt nhẹ, có thể kèm theo tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Có thể diễn ra 3 - 10 ngày hoặc hơn. Lúc này, trẻ có những biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng, bao gồm:

  • Sốt: Thông thường sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C). khi trẻ có dấu hiệu sốt cao (39 - 40 độ C) kèm theo nôn nhiều có thể là cảnh báo các biến chứng nguy hiểm.
  • Loét miệng: Vết loét đỏ xuất hiện, có thể có bóng nước và gây đau khi vỡ ra khiến trẻ bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc thường xuyên.
  • Nổi mẩn đỏ có bóng nước tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Mẩn đỏ xuất hiện không quá 7 ngày, khi lành để lại sẹo, thâm gây mất thẩm mỹ trên da.

Giai đoạn lui bệnh: 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, bệnh sẽ khỏi hẳn nếu trẻ được điều trị, chăm sóc tốt và không gặp phải biến chứng gì.

Cac-vet-loet-mieng-khi-vo-ra-khien-tre-quay-khoc-nhieu.webp

Các vết loét miệng khi vỡ ra khiến trẻ quấy khóc nhiều

Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ (độ 1) có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế/bệnh viện để được xử trí kịp thời. Những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý bao gồm:

  • Số cao trên 39 độ C.
  • Sốt nhiều hơn 3 ngày không hạ.
  • Nôn mửa nhiều.
  • Ngủ gà, lừ đừ.

Đối với trẻ bị tay chân miệng được bác sĩ chẩn đoán mức độ 2, 3 hoặc 4 thì cần được nhập viện điều trị và theo dõi sát sao bởi bác sĩ/y tá.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Chăm sóc và điều trị tay chân miệng độ 1 tại nhà, người bệnh cần đặc biệt lưu ý 3 vấn đề sau:

Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Do đó, bác sĩ chỉ định thuốc với mục đích giảm nhẹ triệu chứng và tránh các biến chứng xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Hạ sốt: Chườm ấm nếu trẻ sốt dưới 38 độ C hoặc dùng thuốc paracetamol ngay khi thân nhiệt trên 38,5 độ C.
  • Bổ sung đủ nước và điện giải (oresol, hydrite).
  • Bổ sung vitamin C và kẽm.
  • Lau miệng bằng glycerin borat và dùng dung dịch rơ miệng để sát khuẩn và giảm đau.

>>> XEM THÊM: Đánh giá 10 loại thuốc bôi tay chân miệng tốt nhất thị trường.

Dung-thuoc-giam-nhe-trieu-chung-cho-tre-bi-tay-chan-mieng-la-dieu-can-lam.webp

Dùng thuốc giảm nhẹ triệu chứng cho trẻ bị tay chân miệng là điều cần làm

Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là điều quan trọng nhất bởi khi bị bệnh tay chân miệng, các vết loét trong miệng viêm loét gây đau, khiến trẻ bỏ ăn. Dẫn đến sức đề kháng ngày càng suy yếu, là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Vì thế, các mẹ cần lưu ý:

  • Chế biến thức ăn lỏng, dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng như cháo sườn đậu, cháo lươn,...
  • Cho trẻ ăn đồ ăn lạnh, thanh mát, nhiều rau củ và tránh ăn đồ ăn chua, cay nóng.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm có nguy cơ kích ứng cao như hải sản, thịt gà,...
  • Bổ sung thêm hoa quả hoặc vitamin phù hợp.

Phối hợp thảo dược từ thiên nhiên

Bệnh tay chân miệng điển hình với các vết mẩn đỏ có bóng nước và khi lành có thể để lại sẹo thâm. Vì thế, để ngăn ngừa hình thành sẹo và giảm đau, ngứa, bố mẹ nên lựa chọn thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng như dịch chiết neem. Đặc biệt, tác dụng giảm đau, ngừa sẹo của dịch chiết neem sẽ càng mạnh mẽ khi kết hợp với nano bạc, kẽm salicylate và chitosan.

Để thuận tiện hơn trong sử dụng, bố mẹ cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa 3 thành phần này để thay thế và dùng liên tục cho đến khi các nốt bóng nước lành hẳn.

>>> XEM THÊM: Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả tại nhà

Dich-chiet-neem-co-tac-dong-tich-cuc-cai-thien-trieu-chung-ngoai-da-benh-tay-chan-mieng.webp

Dịch chiết neem có tác động tích cực cải thiện triệu chứng ngoài da bệnh tay chân miệng

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng 

Cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng. Vì thế, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan là điều cần thiết. Hãy theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn của địa phương để phòng bệnh hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

  • Theo dõi báo đài về dịch bệnh tay chân miệng, từ đó, có ý thức phòng bệnh ở cộng đồng, nhà trẻ, công viên,...
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.
  • Ăn chín uống sôi, tiệt trùng dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng. Tuyệt đối không mớm thức ăn hay cho trẻ ăn bốc.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ vật trong nhà và đồ chơi của trẻ thường xuyên.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên với tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Bởi nguyên nhân sâu xa gây ra tay chân miệng ở trẻ là do hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không đủ sức chống lại vi  khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, bổ sung các thảo dược cho cả trẻ đang hay chưa nhiễm bệnh là điều cần thiết. Các loại thảo dược bố mẹ có thể tham khảo bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao nhọ nồi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo các sản phẩm có chứa thành phần L-lysine để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và nguy cơ cao gây ra các biến chứng nặng nề ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng gì. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chăm sóc tốt để trẻ chóng khỏi bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ khi nào thì khỏi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại bình luận để được giải đáp và hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Nhật Hạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/treatment.html

https://my-clevelandclinic-org.translate.goog/health/diseases/11129-hand-foot-and-mouth-disease?

https://health-clevelandclinic-org.translate.goog/5-things-you-should-know-about-hand-foot-and-mouth-disease/