Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách

Tay chân miệng ở mức độ nhẹ nghĩa là bé chỉ có biểu hiện mọc mụn nước, loét miệng, bố mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà cần đảm bảo các nguyên tắc: Dinh dưỡng, vệ sinh và dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bé bị tay chân miệng dùng thuốc gì?

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu là làm giảm triệu chứng:

Thuốc điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ

Khi cho con dùng thuốc, bố mẹ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú ý quan sát trẻ.

  • Hạ sốt: Sử dụng Paracetamol khi trẻ bị sốt trên 38.5 độ C.
  • Bổ sung nước và điện giải (oresol, hydrite).
  • Bổ sung vitamin C và kẽm khi bé có biểu hiện sốt, loét miệng.
  • Đối với bị loét miệng có thể thực hiện như sau để giảm cảm giác đau và giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
  • Dùng glycerin borat để lau miệng trước và sau ăn.
  • Sử dụng dung dịch rơ miệng để sát khuẩn và giảm đau.

Cho-be-bi-tay-chan-mieng-dung-thuoc-theo-dung-chi-dan-cua-bac-si.webp

Cho bé bị tay chân miệng dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng

Các nốt phỏng nước trên da nếu không được xử lý sẽ dễ để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Rất nhiều người thường dùng thuốc Xanh Methylen bôi lên các vết phỏng nước tay chân miệng cho bé. Tuy nhiên, loại thuốc này không những không có tác dụng gì mà còn gây khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán.

Vì thế, bố mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược an toàn, lành tính để làm mờ và ngăn ngừa hình thành sẹo cho con. Và tiêu biểu hơn cả là dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học, chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích tái tạo da. Đặc biệt, công dụng của dịch chiết neem càng mạnh mẽ hơn khi kết hợp với nano bạc, kẽm salicylate và chitosan.

Một nghiên cứu về hiệu quả của nano bạc được thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ ở nước ta đã chứng minh rằng: Chỉ với một lượng nano bạc cỡ 1mg/l đã có khả năng diệt khuẩn, virus hiệu quả bao gồm cả những loại kháng kháng sinh. Để thuận tiện trong sử dụng thảo dược phối hợp, bố mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm bôi ngoài da có 3 thành phần kể trên thay thế. 

Dich-chiet-neem-co-cong-dung-khang-khuan-chong-viem-thuc-day-qua-trinh-tai-tao-da-moi.webp

Dịch chiết neem có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới

Khi nào cần đưa bé bị tay chân miệng tái khám?

Bố mẹ cần chú ý theo dõi và đưa đến cơ sở y tế/bệnh viện ngay khi bé có những dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C hoặc kéo dài 48 giờ trở lên.
  • Quấy khóc thường xuyên.
  • Nôn ói nhiều và liên tục.
  • Ngủ li bì.
  • Run tay chân, đi loạng choạng.
  • Khó thở/thở nhanh.

>>> XEM THÊM: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc toàn diện

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng

Bé bị tay chân miệng thường bỏ ăn do các vết loét miệng gây đau đớn, quấy khóc. Vì thế, để chăm sóc bé bị tay chân miệng hiệu quả, mẹ cần chế biến các món ăn mềm mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Cụ thể như sau: 

  • Cho trẻ dùng đồ ăn thanh mát như sắn dây, đu đủ và đồ uống lạnh như đá hay kem làm dịu cơn đau do loét miệng.
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày dưới dạng thức ăn lỏng, mềm.
  • Không cho trẻ ăn uống các thức ăn có tính chua cay hoặc quá mặn hoặc đồ uống (có ga, nước cam, chanh,...).
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày.

Cho-be-bi-tay-chan-mieng-an-thuc-an-long-de-nuot.webp

Cho bé bị tay chân miệng ăn thức ăn lỏng dễ nuốt

Bé bị tay chân miệng cần được vệ sinh, sinh hoạt như thế nào?

Bên cạnh dùng thuốc và đảm bảo dinh dưỡng, bé cần có một chế độ sinh hoạt đúng để không làm bệnh nặng nề hơn và tránh lây lan cho người khác. Cụ thể như sau:

  • Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày sạch sẽ chobằng nước ấm, trong phòng kín gió để loại bỏ vi khuẩn bám dính trên da.
  • Nên giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, đặc biệt là khu vực sàn nhà, những nơi bé thường xuyên tiếp xúc.
  • Tiệt trùng đồ chơi, vật dụng cá nhân và quần áo của để ngăn ngừa bệnh.
  • Cách ly bé bị tay chân miệng với trẻ khác trong nhà. Bố mẹ hay người nhà khi chăm sóc bé cần đeo khẩu trang, găng tay và vệ sinh sạch sẽ thân thể ngay sau đó.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng 

Để chăm sóc bé bị tay chân miệng tốt hơn, bố mẹ cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh theo từng giai đoạn. Nhận biết sớm để bệnh không tiến triển nặng nề và gây ra những biến chứng nghiêm trọng là điều cần thiết. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnh (3 - 6 ngày): Ở giai đoạn này, thông thườngchưa có biểu hiện gì cụ thể nên rất khó để phát hiện bệnh.

Giai đoạn khởi phát: Lúc này, các triệu chứng dễ nhận thấy hơn, cụ thể như:

  • Sốt nhẹ (37.5 - 38 độ C) hoặc sốt cao (38 - 39 độ C).
  • Đau họng, loét miệng.
  • Chảy nước miếng nhiều.
  • Lười ăn.
  • Tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Trẻ bắt đầu xuất hiện những các biểu hiện điển hình sau 1 - 2 ngày khởi phát bệnh tay chân miệng.

  • Nổi ban đỏ dạng phỏng nước tại các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Phỏng nước màu xám, hình bầu dục và có đường kính 2 - 10mm.
  • Lợi, miệng xuất hiện các bóng nước và khi vỡ ra gây đau khiến bé quấy khóc.
  • Hôn mê, nói sảng, rối loạn tri giác và co giật.

>>> XEM THÊM: Trẻ bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Sot-cao-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-de-nhan-thay-nhat-cua-benh-tay-chan-mieng._1.webp

Sốt cao là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ngay hôm nay

Theo một vài thống kê cho thấy, có hơn 90% bị tay chân miệng khỏi hẳn chỉ sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngăn ngừa ngay hôm nay để con luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt. Cụ thể như sau:

  • Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với bé nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh nhà cửa hàng tuần.
  • Theo dõi thông tin đại chúng về dịch tay chân miệng để có phương pháp ngăn ngừa chặt chẽ.
  • Chăm sóc bé bị tay chân miệng và không đưa đến những nơi đông đúc, tránh lây lan bệnh sang người khác.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho con sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể có đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh: Virus, vi khuẩn và nấm. Một số loại thảo dược bố mẹ có thể tham khảo bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. Ngoài ra, bố mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần L-lysine kết hợp với các thảo dược trên để nâng cao tác dụng.

 

Nano-bac-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-hieu-qua.webp

Nano bạc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả 

Chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà cần đảm bảo dùng thuốc đúng, dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, kết hợp các thảo dược và sản phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ giúp con chóng khỏi bệnh hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thể nhận biết sớm và chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm.

Dược sĩ Nhật Hạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.choc.org/news/how-to-prevent-and-treat-hand-foot-and-mouth-disease/

https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=uh3650

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Hand-Foot-and-Mouth-Disease.aspx