Bệnh chân tay miệng là gì?

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường tiêu hóa gây ra. Tuy dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác nhưng vẫn có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, loét miệng và nổi mẩn đỏ kèm theo bóng nước tại các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong khoang miệng.

Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh chân tay miệng

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng chủ yếu là do virus coxsackie A16 và enterovirus 17. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh chân tay miệng kể cả người lớn nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Và đặc biệt tăng mạnh vào mùa hè và thu.

Bệnh rất dễ lây lan với con đường lây truyền thường bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào dịch chảy từ các bóng nước bị vỡ của người bệnh, sau đó vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Phân của người nhiễm bệnh.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân của người bệnh.

Con-duong-lay-lan-chan-tay-mieng-chu-yeu-thong-qua-cac-giot-ban-khi-nguoi-benh-hat-hoi.webp

Con đường lây lan chân tay miệng chủ yếu thông qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi

Tại sao chân tay miệng dễ bùng phát thành dịch?

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thuộc top 10 bệnh truyền nhiễm, dẫn đầu về số người mắc và tử vong. Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan cho nên mỗi năm có khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc tình trạng này. Chân tay miệng dễ bùng phát thành dịch bởi một số lý do sau:

  • Lây lan từ người bệnh sang người lành. Khả năng lây truyền virus cao nhất là trong giai đoạn ủ bệnh, chưa có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào.
  • Chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Môi trường khí hậu tại nước ta nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh chân tay miệng phát triển.

Vì vậy, hiểu và nhận biết sớm chân tay miệng để có hướng xử trí kịp thời và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng khác nhau theo từng cấp độ và giai đoạn. Bộ Y tế đã phân chia cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết theo cấp độ

Cấp độ 1: Loét miệng và/hoặc phát ban kèm theo bóng nước.

Cấp độ 2a: Biểu hiện tương tự cấp độ 1 và kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Đối với trẻ: Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài hơn 48 giờ mà không hạ. Nôn mửa và quấy khóc thường xuyên. Giật mình dưới 2 lần trong 30 phút và có/không ghi nhận dấu hiệu này khi thăm khám.
  • Đối với người lớn: Ho, sốt, nôn mửa, đau họng và đau nhức cơ.

Cấp độ 2b, 3 và 4: Các biểu hiện trầm trọng hơn như mạch nhanh, khó thở, lạnh toàn thân, có thể dẫn đến sốc, tím tái,...

Sot-cao-tren-39-do-C-co-the-canh-bao-bien-chung-nghiem-trong-cua-benh-chan-tay-mieng.webp

Sốt cao trên 39 độ C có thể cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh chân tay miệng

Dấu hiệu nhận biết theo giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh: Thường diễn ra trong 3 - 7 ngày đầu tiên và không có bất kỳ biểu hiện nào.

Giai đoạn khởi phát: Bắt đầu sau 1 - 2 ngày với các triệu chứng sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), chán ăn và có thể kèm theo tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Diễn ra sau khởi phát 3 - 10 ngày hoặc hơn. Lúc này, người bệnh có những biểu hiện điển hình như:

  • Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C.
  • Loét miệng có thể kèm theo bóng nước và gây đau khi vỡ.
  • Phát ban có phỏng nước nổi trên da, xuất hiện nhiều ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân và trong khoang miệng.

Giai đoạn lui bệnh: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 3 - 5 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ khỏi hẳn nếu không gặp phải biến chứng gì. 

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng sẽ trở nên nguy hiểm nếu phát hiện muộn và điều trị trễ. Khi đó, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm não, bại liệt. Đối với trẻ, bệnh có thể gây sốt cao, co giật, méo miệng,...

Khi xuất hiện các biểu hiện cảnh báo như: Sốt cao 39 - 40 độ C, đau đầu, đau lưng, cứng cổ, run tay chân, nói nhảm,... cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế/bệnh viện/trung tâm cấp cứu để khắc phục kịp thời.

Tay-chan-mieng-co-the-khien-nguoi-benh-gap-tinh-trang-co-giat-nguy-hiem.webp

Tay chân miệng có thể khiến người bệnh gặp tình trạng co giật nguy hiểm

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chân tay miệng

Tay chân miệng tuy có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày, nhưng người bệnh không nên chủ quan và xem thường. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mắc bệnh tay chân miệng cần tuân thủ theo các phương pháp điều trị và phòng ngừa, cụ thể như sau:

Điều trị bệnh chân tay miệng

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh chân tay miệng, cần ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế để xử trí đúng cách. Đối với trường hợp nhiễm bệnh mức độ nhẹ (độ 1), người bệnh sẽ được điều trị và chăm sóc tại nhà. Bao gồm:

  • Hạ sốt: Sử dụng Paracetamol để hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,5 độ C.
  • Bổ sung nước và điện giải (oresol, hydrite).
  • Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, chế biến đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt.
  • Tránh đồ ăn chua, cay nóng.

Ngoài ra, các vết phỏng nước mọc trên da sau khi vỡ ra và lành có thể hình thành sẹo, thâm. Vì thế, để ngăn ngừa hình thành sẹo và kích thích tái tạo da non, người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm có thành phần từ nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylat và chitosan. Đặc biệt, nano bạc đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả.

Nano-bac-tac-dong-manh-me-len-virus-gay-benh-chan-tay-mieng.webp

Nano bạc tác động mạnh mẽ lên virus gây bệnh chân tay miệng

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng vẫn chưa có vacxin nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của địa phương và chính quyền là điều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh nhà cửa và các đồ vật trong nhà thường xuyên.
  • Tránh ôm, hôn và tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
  • Theo dõi diễn biến của bệnh và đưa đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm thảo dược an toàn, lành tính giúp tăng sức đề kháng của cơ thể như: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao tạo giác thích, cao nhọ nồi. Giải quyết nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh chân tay miệng, đó là hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không có đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần từ L-lysine để tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.

Dịch chân tay miệng bùng phát đặc biệt là vào mùa hạ và thu khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh chân tay miệng, bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, tránh lây bệnh ra cộng đồng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www.who.int/vietnam/health-topics/hand-foot-and-mouth-disease-(hfmd)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2873753/

https://translate.google.com/translate?hl=vi&sl=en&u=https://www.gso.gov.vn/en/data-and-statistics