Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng tay chân miệng có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình như vết loét xuất hiện trong miệng và lưỡi. Các biểu hiện tay chân miệng thường giống nhau ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh, các triệu chứng có thể trở nặng và dễ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm hơn.

Tùy từng giai đoạn và cấp độ mà triệu chứng tay chân miệng có sự khác nhau, người bệnh cần lưu ý để có thể nhận biết và khắc phục sớm.

Triệu chứng tay chân miệng theo giai đoạn

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tay chân miệng được đánh giá trên lâm sàng thông qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Diễn ra từ 3 - 7 ngày và thường không có biểu hiện gì bên ngoài.

Giai đoạn khởi phát: Diễn ra 1 - 2 ngày sau khi ủ bệnh với các biểu hiện nhẹ như: Sốt nhẹ 37 - 38 độ C, đau họng, chán ăn, tiêu chảy và mệt mỏi. 

Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng tay chân miệng kéo dài 3 - 10 ngày với những dấu hiệu nhận biết điển hình như:

  • Viêm loét miệng: Loét dạng phỏng nước màu xám có kích thước 2 - 3mm tại các vị trí như niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Khi các phỏng nước vỡ ra gây đau sẽ khiến người bệnh bỏ ăn, trẻ bỏ bú.
  • Nổi ban đỏ dạng phỏng nước tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Ban xuất hiện tương đối ngắn, không quá 7 ngày. 
  • Sốt cao 38 - 39 độ C.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Toàn thân: Rối loạn tri giác, hôn mê, co giật.

Giai đoạn lui bệnh: Thường diễn ra 3 - 5 ngày nếu người bệnh không xuất hiện biến chứng nào. 

Triệu chứng tay chân miệng điển hình là loét ở lưỡi kèm theo phỏng nước

Triệu chứng tay chân miệng điển hình là loét ở lưỡi kèm theo phỏng nước

Triệu chứng tay chân miệng theo cấp độ

Dựa vào tình trạng cụ thể mà bệnh tay chân miệng được chia theo 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 1: Người bệnh tay chân miệng thường chỉ có biểu hiện loét miệng và/hoặc tổn thương ngoài da. Đây là cấp độ nhẹ nhất và người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 2a: Biểu hiện đặc trưng gồm có sốt trên 2 ngày hoặc 39 độ C trở lên kèm theo nôn, khó ngủ, quấy khóc thất thường và giật mình dưới 2 lần trong 30 phút.

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 2b: Khi bệnh tiến triển lên độ 2b có biểu hiện giật mình nhiều hơn 2 lần trong 30 phút và kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Ngủ gật gù.
  • Mạch nhanh trên 150 lần/phút.
  • Sốt cao trên 39 độ C và không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
  • Run các chi, đứng ngồi không vững, đi loạng choạng.
  • Rung giật và lác mắt.
  • Yếu hoặc liệt tay chân.
  • Liệt dây thần kinh nội sọ với các triệu chứng như nuốt bị sặc, thay đổi giọng nói,...

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 3: Bệnh ở cấp độ này đặc trưng bởi những dấu hiệu sau:

  • Vã mồ hôi lạnh.
  • Mạch nhanh trên 170 lần/phút. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng mạch chậm, đây là biểu hiện bệnh rất nặng.
  • Tăng huyết áp.
  • Thở nhanh, khò khè, thở rít.
  • Rối loạn các giác quan.
  • Trương lực cơ tăng.

Triệu chứng tay chân miệng cấp độ 4: Đây là cấp độ cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

  • Sốc gây suy sụp toàn thân trong thời gian dài.
  • Phù phổi cấp.
  • Tím tái khắp người, nồng độ oxy trong máu SpO2 < 92%.
  • Rối loạn chức năng hô hấp gây khó thở, thở nấc.

Tay chân miệng cấp độ 4 cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong

Tay chân miệng cấp độ 4 cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong

Triệu chứng tay chân miệng cần nhập viện

Những triệu chứng tay chân miệng ở cấp độ 3, 4 là những dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh cần được nhập viện ngay.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau: 

  • Sốt trên 39 độ C kéo dài trên 3 ngày.
  • Nôn mửa, tiêu chảy liên tục và kéo dài.
  • Có những biểu hiện của tình trạng mất nước trầm trọng như: Ớn lạnh, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, lượng nước tiểu giảm và đặc, đau bụng, đau ngực,... 
  • Có những dấu hiệu của biến chứng viêm màng não do virus mặc dù rất hiếm khi xảy ra bao gồm: Sốt, đau đầu, cứng cổ hoặc đau mỏi lưng.

Khi phát hiện người bệnh có những biểu hiện của tay chân miệng, cho dù ở giai đoạn hay cấp độ nào, đều cần phải ngay lập tức đến cơ sở y tế/bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Cách điều trị và chăm sóc bệnh tay chân miệng tại nhà

Người bệnh có những dấu hiệu tay chân miệng nhẹ (cấp độ 1) có thể được bác sĩ khuyến cáo điều trị tại nhà và tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau để tránh các triệu chứng tay chân miệng trở nặng và xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu, cho nên nguyên tắc là cần giảm nhẹ triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ và sử dụng các gel bôi ngoài da

Giảm nhẹ triệu chứng tay chân miệng:

  • Hạ sốt bằng paracetamol khi thân nhiệt trên 38 độ C. Tuyệt đối không dùng aspirin cho bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye dẫn đến tử vong.
  • Sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
  • Tái khám mỗi 1 - 2 ngày trong 8 - 10 ngày đầu xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng. Nếu có biểu hiện sốt, người bệnh cần tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt tối thiểu 48 giờ.
  • Hoặc tái khám ngay khi có những biểu hiện từ cấp độ 2a trở đi.

Chườm ấm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng khi sốt dưới 38 độ C

Chườm ấm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng khi sốt dưới 38 độ C

Chăm sóc hỗ trợ cải thiện tay chân miệng:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo độ tuổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp.
  • Chế biến thức ăn loãng, dễ nuốt để hạn chế gây tổn thương lên những vết loét trong miệng.
  • Kiêng thực phẩm cay nóng, đậm gia vị,...
  • Bổ sung nước, điện giải. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.

Sử dụng các gel bôi ngoài da:

Sẹo sau bệnh tay chân miệng là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là ở những vị trí như mặt, cổ, bụng,... Vì thế, lựa chọn các sản phẩm có khả năng ngăn ngừa sẹo là mối quan tâm của nhiều người bệnh tay chân miệng. Trong đó, dịch chiết neem là một loại thảo dược được nhiều người sử dụng. Loại thảo dược này đã được nghiên cứu trên lâm sàng bởi các nhà khoa học và cho hiệu quả cao với khả năng làm sạch da, giúp tổn thương nhanh lành và ngăn ngừa sẹo hình thành. 

Đặc biệt, tác dụng của dịch chiết neem sẽ càng mạnh mẽ hơn khi kết hợp với nano bạc, kẽm salicylate và chitosan, tạo ra một công thức hoàn hảo giúp cải thiện nhanh triệu chứng tay chân miệng và ngăn ngừa sẹo. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn những sản phẩm trên thị trường có chứa 3 thành phần kể trên để thay thế.

Nano bạc ngăn ngừa hình thành sẹo do tay chân miệng gây ra

Nano bạc ngăn ngừa hình thành sẹo do tay chân miệng gây ra

Phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay, vẫn chưa có vacxin phòng tay chân miệng nên Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của chính quyền địa phương và hạn chế tiếp xúc với nguồn lây. Cụ thể như sau:

  • Cách ly người bệnh ngay khi phát hiện có những biểu hiện tay chân miệng. Không tùy tiện đưa người bệnh đến viện mà cần liên hệ trước với nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.
  • Vệ sinh thân thể và các triệu chứng tay chân miệng sạch sẽ.
  • Luôn đeo khẩu trang và sát khuẩn toàn thân sau khi tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là các vị trí như tay nắm cửa, giường bệnh, bề mặt vật dụng,...
  • Giặt riêng quần áo và khử khuẩn vật dụng cá nhân của người bệnh theo quy trình.

Một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tay chân miệng là do hệ miễn dịch suy yếu, vì thế tăng cường sức đề kháng mỗi ngày là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ bởi tính an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu, mang lại hiệu quả cao trong tăng cường sức đề kháng bao gồm: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. 

Bên cạnh đó, L-lysine được biết đến là một acid amin cần thiết cho cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp carnitine giúp nâng cao hệ miễn dịch và làm lành vết thương.

Người dùng có thể lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần từ L-lysine kết hợp với các thảo dược trên để thay thế, thuận tiện hơn trong sử dụng hàng ngày.

L-lysine có tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch, phòng ngừa tay chân miệng

L-lysine có tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch, phòng ngừa tay chân miệng

Triệu chứng tay chân miệng điển hình với tình trạng loét miệng, nổi ban da tại các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Người bệnh cần nhận biết sớm, đến viện thăm khám ngay và khắc phục kịp thời trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng tay chân miệng và đừng quên đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới nếu vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào nhé!

Dược sĩ Nhật Hạ