Dung dịch sát khuẩn tay chân miệng Glycerin borat

Dung dịch Glycerin borat được sử dụng phổ biến như một loại thuốc rơ miệng cho bé. Thuốc có thành phần chủ yếu là muối natri.

Thành phần sản phẩm: Natri tetraborat và glycerin.

Công dụng: 

  • Làm sạch, sát khuẩn vết loét ở lưỡi, miệng. 
  • Chuyên trị nấm miệng.

Đối tượng sử dụng: 

  • Dùng trong trường hợp bị nấm miệng, đẹn lưỡi.
  • Thường được dùng để vệ sinh răng miệng, làm sạch ráy tai cho trẻ.

Ưu - nhược điểm:

  • Ưu điểm: Độ an toàn tương đối cao, có thể dùng cho trẻ bị tay chân miệng từ 24 tháng tuổi trở lên.
  • Nhược điểm: Độ sát khuẩn của Glycerin borat thấp, ít có hiệu quả với các vết loét ngoài da. Vì vậy, sản phẩm thường chỉ dùng như thuốc bôi tay chân miệng để sát khuẩn vết loét nhỏ trong khoang miệng. Không phù hợp với các trường hợp mắc bệnh do virus.

Thuốc bôi tay chân miệng sát khuẩn ngoài da Betadine

Với thành phần povidone iodine (cồn đỏ), dung dịch Betadine được biết đến với tác dụng sát trùng, sát khuẩn.

Thành phần sản phẩm: Povidone iodine 10%.

Công dụng

  • Kháng khuẩn tại bề mặt da, vết thương.
  • Giảm sự lan rộng của điểm loét, vỡ bọng nước do nhiễm khuẩn ngoài da.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng trong trường hợp có vết thương ngoài da, niêm mạc.
  • Thường dùng để sát khuẩn vết tiêm, vết thương trước phẫu thuật.

Ưu - nhược điểm:

  • Ưu điểm: Là thuốc bôi tay chân miệng có tính kháng khuẩn mạnh. Betadine được dùng cho vết loét, phỏng nước ngoài da và trong trường hợp vết thương lan rộng.
  • Nhược điểm: Dễ gây kích ứng, đau rát điểm loét… Thêm vào đó, có một số báo cáo sử dụng iodine quá liều gây ra tác dụng phụ. 

Dung dịch sát khuẩn ngoài da Xanh methylen

Rất nhiều người khi bị tay chân miệng thường sử dụng thuốc Xanh methylen để bôi lên những vết loét ngoài da. Nhưng, liệu sử dụng Xanh methylen làm thuốc bôi tay chân miệng liệu có an toàn? Hãy đọc thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Thành phần sản phẩm: Xanh methylen.

Công dụng

  • Kháng khuẩn, ngăn sự lan rộng của vết loét ngoài da.
  • Nhuộm màu mô.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do virus herpes, trường hợp bị chốc lở, viêm ngoài da, phỏng nước chưa vỡ.
  • Dùng trong điều trị bệnh tăng methemoglobin huyết. 

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: An toàn. Sát khuẩn nhẹ nên chỉ phù hợp với những vết loét, tổn thương mức độ nhẹ. 
  • Nhược điểm: Xanh methylen không phải là thuốc bôi tay chân miệng hiệu quả. Thêm nữa, màu của thuốc này cũng khiến bác sĩ gặp khó khăn khi theo dõi sự thay đổi của vết thương, mụn nước trên da.

Xanh-methylen-gay-kho-khan-khi-theo-doi-su-thay-doi-cua-vet-loet-do-tay-chan-mieng 

Xanh methylen gây khó khăn khi theo dõi sự thay đổi của vết loét do tay chân miệng 

Gel bôi sát khuẩn khoang miệng Kin Baby

Gel Kin baby là một loại thuốc bôi tay chân miệng hiệu quả nhờ có tác dụng giảm đau, giảm viêm các vết loét trong khoang miệng tốt.

Thành phần sản phẩm: Chiết xuất cúc La Mã và Hoa Xôn.

Công dụng

  • Giảm đau.
  • Kháng khuẩn, giảm sưng viêm.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng khi bị sưng lợi, đau nướu do mọc răng.
  • Trường hợp bị loét, có bọng nước trong khoang miệng.

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Giảm đau, giảm viêm, kháng khuẩn tốt, dùng được cho các vết loét trong khoang miệng.
  • Nhược điểm: Gel có tác dụng sau bôi từ 10 phút và nuốt gel sẽ mất tác dụng giảm đau, kháng khuẩn. Hiệu quả kém đối với các trường hợp viêm loét trong khoang miệng do virus.

Thuốc tím - Bột làm sạch triệu chứng ngoài da tay chân miệng

Thuốc tím được biết đến là chất làm sạch, khử trùng nhờ đặc tính oxy hóa mạnh. Vậy khi sử dụng thuốc tím để thoa lên vết loét tay chân miệng có cần lưu ý gì không? 

Thành phần sản phẩm: Kali pemanganat.

Công dụng

  • Sát khuẩn ngoài da.
  • Chuyên trị nấm tay chân.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng trong thường hợp bị bệnh ngoài da như eczema, viêm da, nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, vết loét ngoài da do tay chân miệng.
  • Dùng cho các bệnh nấm bàn tay, bàn chân.

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Rẻ, dễ mua.
  • Nhược điểm: Dùng thuốc tím làm thuốc bôi tay chân miệng không đúng nồng độ, độ tuổi có thể xảy ra tình trạng kích ứng mạnh, tổn thương da. Thuốc tím cũng có màu đặc trưng, khó tẩy rửa nếu dính vào vải vóc, quần áo.

Gel bôi tay chân miệng giảm đau khoang miệng Kamistad

Thuốc bôi tay chân miệng Kamistad giúp làm dịu cảm giác đau, xót tại các nốt mụn viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thành phần lidocain có trong gel bôi Kamistad có tác dụng gây tê, chống chỉ định với nhiều bệnh, nhất là tim mạch nên cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng này

Thành phần sản phẩm: Lidocain, chiết xuất hoa cúc.

Công dụng

  • Sát khuẩn vết loét khoang miệng.
  • Giảm đau, tiêu sưng.

Đối tượng sử dụng

  • Viêm, đau niêm mạc miệng, môi, mụn nước khoang miệng, tay chân miệng.
  • Sưng lợi, đau nướu do mọc răng.

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Sát khuẩn vết thương trong khoang miệng, giảm đau tốt.
  • Nhược điểm: Kamistad có phản ứng với nhiều loại thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chữa đau dạ dày. Dùng gel Kamistad có phản ứng phụ như chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp. Có báo cáo về tình trạng co giật ở trẻ khi sử dụng Kamistad để sát trùng vết thương trong miệng (do trẻ nuốt phải thuốc). 

Gel-Kamistad-la-thuoc-boi-tay-chan-mieng-giam-dau-hieu-qua

Gel Kamistad là thuốc bôi tay chân miệng giảm đau hiệu quả

Thuốc bôi tay chân miệng Zytee  

Thuốc bôi tay chân miệng Zytee thường được sử dụng với mục đích giảm đau và làm sạch vùng khoang miệng nổi mụn nước.

Thành phần sản phẩm: Choline carbonat, salicylic acid, benzalkonium chloride.

Công dụng

  • Sát khuẩn vết loét khoang miệng.
  • Giảm đau, tiêu sưng.

Đối tượng sử dụng

  • Dùng chủ yếu để giảm đau, tiêu sưng do viêm răng, viêm lưỡi, loét khoang miệng.
  • Các loại viêm khác trong miệng.

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Sát khuẩn, giảm đau vết thương trong khoang miệng tốt.
  • Nhược điểm: Zytee chống chỉ định với người mẫn cảm choline carbonat hoặc benzalkonium chloride. Thuốc có thể gây kích ứng, tróc da và một số phản ứng như nôn mửa, phát ban. Vậy nên, cần tránh sử dụng quá liều hoặc dài ngày.

Kem bôi điều trị nhiễm khuẩn da Acyclovir

Dùng các loại thuốc chứa acyclovir để điều trị các vết loét trên da do virus, trong đó có bệnh tay chân miệng rất tốt. Tuy nhiên, dùng kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn trên da.

Thành phần sản phẩm: Acyclovir.

Công dụng

  • Ức chế sự hình thành một số loại vi khuẩn trên da.
  • Có tác dụng kháng một số loại virus, trong đó có herpes. 

Đối tượng sử dụng

  • Chủ yếu dùng để điều trị mụn nước do nhiễm một số loại virus herpes trên da.
  • Có tác dụng với vết loét do virus herpes gây ra.

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Giảm đau, sát khuẩn vết thương do virus herpes gây ra tốt. 
  • Nhược điểm: Acyclovir cần được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Mặc dù có một số trường hợp cho thấy Acyclovir giúp giảm đau và đẩy nhanh sự phục hồi của da. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra hiện tượng mẩn ngứa, nổi đỏ… khi bôi. Vì vậy, mẹ cần thận trọng với việc sử dụng kem bôi Acyclovir trị tay chân miệng cho trẻ!

Kem bôi điều trị nhiễm khuẩn da Mangoherpin

Kem Mangoherpin được chiết xuất từ lá xoài Mangiferin Indica L. Anacardiaceae, có tác dụng kháng virus tốt. 

Thành phần sản phẩm: Chiết xuất Mangiferin từ lá xoài.

Công dụng

  • Kháng một số loại virus ngoài da.
  • Ức chế sự tái sinh của một số loại virus trên da.

Đối tượng sử dụng

  • Trường hợp nhiễm virus herpes.
  • Hỗ trợ điều trị một số tình trạng do virus eczema nổi mụn nước.
  • Các bệnh ở miệng do virus gây ra, thủy đậu. 

Ưu - nhược điểm

  • Ưu điểm: Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tốt.  
  • Nhược điểm: Mangiferin tiêu diệt và ngăn chặn sự tái sinh của virus tốt, nhưng hiệu quả giảm đau, viêm kém. 

Mangoherpin-thuong-duoc-dung-de-dieu-tri-cac-benh-o-mieng-do-virus-gay-ra

Mangoherpin thường được dùng để điều trị các bệnh ở miệng do virus gây ra

Một số lưu ý từ bác sĩ về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Theo lời khuyên từ bác sĩ, với thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ, mẹ nên chọn loại đáp ứng được cả 3 tiêu chí sau:

Có đặc tính kháng virus và vi khuẩn

Đây là tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn thuốc bôi tay chân miệng. Lựa chọn các loại thuốc có thành phần giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn. Điều này sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của virus gây bệnh, phòng ngừa bội nhiễm hiệu quả.  

Không có corticoid trong thành phần

Corticoid giảm nhanh chứng ngứa ngáy trên da, nhưng để lại hậu quả khó lường. Dùng thuốc bôi tay chân miệng chứa corticoid kéo dài làm vết thương lâu lành, dễ bị phụ thuộc, nhiễm trùng, gây suy giảm miễn dịch, teo da,... 

Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Nên sử dụng thuốc từ các hãng dược phẩm lớn, có thương hiệu lâu năm trên thị trường. Tránh dùng “thuốc gia truyền”, thuốc không rõ nguồn gốc,… làm bệnh tay chân miệng nặng thêm, gây khó khăn trong việc chữa trị.

Đó là một số lưu ý thêm khi lựa chọn thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ. Kết hợp với việc dùng thuốc bôi tay chân miệng, Bộ y tế cũng khuyến cáo cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây:

Vấn đề vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng

  • Nên rửa tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Lau dọn, khử trùng nhà cửa, khu vực sinh hoạt, tập trung của trẻ bằng cồn, dung dịch cloramin B 2%.
  • Làm sạch, khử khuẩn quần áo, đồ dùng của trẻ.

Vấn đề ăn uống cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

  • Cần bổ sung đủ nước, tránh tình trạng trẻ bị mất nước do tiêu chảy.
  • Nên cho trẻ ăn đồ nguội, dạng lỏng và dễ tiêu hóa.

Một số tình trạng cảnh báo nguy hiểm khi trẻ bị tay chân miệng

Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Liên tục sốt cao trên 39 độ C không hạ.
  • Thở gấp, khó thở.
  • Xuất hiện hiện tượng co giật, giật mình, run chân tay.
  • Ngủ li bì, hôn mê.
  • Nôn ói.

Tăng cường sức đề kháng cũng là cách giúp các nốt mụn viêm loét không lan rộng và nhanh khỏi hơn khi mắc bệnh tay chân miệng. Bên cạnh các loại thuốc bôi, ông cha ta đã từng dùng các dược liệu tự nhiên như bạch chỉ, nhọ nồi, lá xoài, lá neem... sắc thành thang thuốc để chữa bệnh tay chân miệng. Với y học hiện đại, các thành phần này đã được nghiên cứu kỹ càng hơn về định lượng, thành phần và bào chế dạng cốm dễ sử dụng. Để tăng cường cải thiện bệnh, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng cả uống và bôi với mục đích hiệp đồng tác dụng, hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả.
Bài tổng quan về 10 loại thuốc bôi tay chân miệng là một cái nhìn bao quát về các loại sản phẩm phổ biến có mặt trên thị trường. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp mẹ giảm bớt những lo lắng khi đồng hành cùng con vượt qua thời kỳ bé bị tay chân miệng. Chúc mẹ vững vàng và bé yêu mau khỏe mạnh! Và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ngay để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cambridge.org/core/journals/epidemiology-and-infection/article/human-enterovirus-71-and-hand-foot-and-mouth-disease/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/diagnosis-treatment/drc-20353041

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7894193/