3 nguyên nhân bệnh tay chân miệng và những biến chứng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với nguyên nhân chủ yếu đến từ virus đường tiêu hóa, hay còn gọi là enterovirus. Trong họ enterovirus, 3 loại virus điển hình gây bệnh tay chân miệng là coxsackievirus A16, coxsackievirus A6 và enterovirus 71 với biểu hiện mức độ bệnh khác nhau.
Coxsackievirus A16 gây bệnh tay chân miệng
Coxsackievirus A16 hay còn gọi là CVA16 được coi là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh liên quan tới CVA16 thường có biểu hiện nhẹ và không gây ra biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Sau khi tiếp xúc với virus 3-7 ngày, người bệnh sẽ có những triệu chứng đầu tiên như sốt nhẹ (37.5-38.5 độ C), đau rát họng, mệt mỏi và ăn không ngon. Sau đó khoảng 1 đến 2 ngày, những dấu hiệu tay chân miệng điển hình sẽ xuất hiện, bao gồm vết loét quanh miệng và phát ban ở tay chân:
- Vết loét đau - herpangina: Đường kính 2-3mm, bắt đầu từ những chấm đỏ ở lưỡi, lợi và niêm mạc miệng, sau đó phồng rộp lên, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó ăn uống.
- Phát ban dạng mụn nước: Các bọng nước này mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và khuỷu tay, thậm chí ở vùng sinh dục của người bệnh. Sau một thời gian, chúng sẽ vỡ, để lại vảy và vết thâm.
Bệnh tay chân miệng do coxsackievirus A6
Coxsackievirus A6 (CVA6) là mầm bệnh được phát hiện muộn nhất trong 3 loại virus gây tay chân miệng. Chủng này không phổ biến như CVA16 và thường liên quan đến các ca bệnh ở người trưởng thành. So với CVA16, CVA6 có khả năng lây lan nhanh hơn, rộng hơn và gây ra những biểu hiện nghiêm trọng hơn. Cụ thể, CVA6 có thể khiến người bệnh sốt cao hơn (38.5-39.5 độ C), các vết loét trên da trầm trọng hơn, thời gian mắc bệnh cũng như hồi phục lâu hơn CVA16.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng do enterovirus 71
Bên cạnh CVA16 thì enterovirus 71 (EV71) cũng là nguyên nhân rất phổ biến gây bệnh tay chân miệng, đồng thời liên quan đến nhiều ca mắc có biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp mắc tay chân miệng với những biến chứng nặng đã được báo cáo ở Campuchia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản cùng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Một số biến chứng nguy hiểm điển hình có thể kể đến như viêm màng não vô khuẩn, viêm não, biến chứng hô hấp, viêm cơ tim, rối loạn tuần hoàn, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng gồm coxsackievirus A16, A6 và enterovirus 71
Cảnh báo những yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng
Dựa trên đánh giá có hệ thống, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận về những yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng bao gồm độ tuổi, giới tính và môi trường sống. Cụ thể như sau:
- Độ tuổi: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, ít gặp ở người lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hơn 80% người mắc tay chân miệng ở châu Á dưới 6 tuổi.
- Giới tính: Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra bằng chứng rõ rệt về việc mắc tay chân miệng ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
- Môi trường sống: Các nghiên cứu bệnh chứng ở Trung Quốc đã chỉ ra những nơi như trường học, khu vực đông dân cư và những vùng có tình trạng kinh tế xã hội thấp, vệ sinh kém có tỷ lệ mắc tay chân miệng cao.
>>> XEM THÊM: Trẻ bị tay chân miệng có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả
Cho đến nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà đa số là hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và chăm sóc bổ sung. Vậy bệnh tay chân miệng có điều trị tại nhà được không? Câu trả lời là có, nếu bệnh không có biến chứng nặng. Sau đây là hướng dẫn điều trị tay chân miệng tại nhà dựa theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần được ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng. Tránh các món ăn cay, nóng, mặn vì chúng có thể khiến mụn nước quanh miệng trầm trọng và đau đớn hơn. Ngoài ra, sốt cao khiến người bệnh dễ mất nước, cho nên bổ sung nước là rất cần thiết. Lưu ý không dùng đồ uống có cồn, gas và nước ép trái cây họ cam để tránh làm kích ứng vết loét.
- Vấn đề vệ sinh: Đừng quên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch chứa chất sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Dùng thuốc: Sử dụng paracetamol nếu sốt cao (trên 38.5 độ C) mỗi 4-6 tiếng, liều 10mg/kg/lần với trẻ em và liều 500-1000mg với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể dẫn đến hội chứng Reye gây tử vong. Không tự ý dùng kháng sinh mà phải có chỉ định của bác sĩ.
Mụn nước sau khi khô sẽ đóng thành vảy và dễ dàng để lại vết thâm trên da. Để giúp các mụn nước nhanh lành và phòng ngừa vết thâm, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tham khảo sử dụng các gel bôi chứa nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate, chitosan… Những thành phần trên, đặc biệt là nano bạc đã được chứng minh hiệu quả trong việc kích thích nguyên bào sợi, giúp mờ thâm sẹo và tái tạo làn da bởi Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Đừng quên rửa tay sạch sẽ để điều trị bệnh tay chân miệng
Tăng cường biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng đặc hiệu nên các biện pháp ngăn ngừa chủ yếu là tránh xa nguồn lây. Sau đây là các biện pháp bạn nên áp dụng để phòng ngừa tay chân miệng hiệu quả:
- Vệ sinh cơ thể: Tắm, vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sẽ và thường xuyên. Đặc biệt cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn.
- Làm sạch khu vực sinh sống: Khử trùng thường xuyên nhà cửa, đặc biệt là các bề mặt hay chạm vào như tay nắm cửa, bàn ghế,...
- Cách ly người bệnh: Nếu gia đình có người mắc tay chân miệng thì bạn nên để họ ở phòng tách biệt cũng như có không gian ăn uống, sinh hoạt riêng.
- Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để có miễn dịch tốt chống lại virus.
Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân sâu xa gây bệnh tay chân miệng. Song song với chế độ sinh hoạt lành mạnh và dinh dưỡng đầy đủ, bạn nên sử dụng các dược liệu thiên nhiên như cao lá xoài, cao tạo giác thích, cao lá neem,... hay acid amin tổng hợp như L-lysine cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tạo giác thích trong nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học người Trung Quốc đã chứng minh, thảo dược này mang lại nhiều giá trị y học, nổi bật là tác dụng kháng khuẩn và chống virus hiệu quả. Để tối giản trong việc sử dụng, bạn có thể lựa chọn sản phẩm chứa cao tạo giác thích và các thành phần kể trên thay thế.
Cao tạo giác thích giúp cải thiện, phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả
Trên đây là 3 nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng phổ biến cùng những cảnh báo về biến chứng, hướng xử trí hiệu quả, an toàn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức về bệnh cũng như cách phòng và điều trị tay chân miệng hiệu quả. Đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới hoặc đăng ký tư vấn nếu bạn vẫn còn những băn khoăn liên quan đến bệnh tay chân miệng.
LINK THAM KHẢO
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30566537/
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/coxsackievirus-a16
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4033151/