Tay chân miệng (hay chân tay miệng) là bệnh ngoài da do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc cao nhất do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh chân tay miệng và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biểu hiện bệnh tay chân miệng tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh (3-6 ngày): Giai đoạn này người bệnh không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, thậm chí không biết mình đã nhiễm bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát (2-4 ngày): Đây là giai đoạn xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như: Sốt, đau họng, rát họng, mệt mỏi. Trẻ nhỏ thường chán ăn, buồn nôn, một số trẻ bị tiêu chảy với tần suất 2-3 lần/ngày.
  • Giai đoạn toàn phát (3-5 ngày): Bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ dạng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Vì vậy, cần hạn chế tối đa tác động đến vết ban, không sờ, gãi làm vỡ mụn gây bội nhiễm.
  • Giai đoạn khỏi bệnh: Sau khi toàn phát, sức khỏe dần được hồi phục, tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và sức đề kháng mà thời gian điều trị bệnh tay chân miệng ngắn hay dài. Thông thường khoảng sau 7-10 ngày phát bệnh cơ thể sẽ dần bình phục.

Trẻ bị tay chân miệng đặc trưng với phát ban đỏ dạng phỏng nước trên da 

Trẻ bị tay chân miệng đặc trưng với phát ban đỏ dạng phỏng nước trên da 

Cách điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, cách điều trị tốt nhất là làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

  • Trường hợp người bệnh tay chân miệng bị sốt cao trên 38.5 độ có thể sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến dược sĩ về liều lượng sử dụng. 
  • Thường xuyên sát trùng miệng bằng nước muối 0.9%.
  • Bổ sung nước, điện giải (oresol, hydrite) cho cơ thể, đặc biệt sau sốt. Vì vậy, thường xuyên bổ sung nước tinh khiết hoặc nước ép trái cây và các vitamin tự nhiên giúp nhanh chóng khỏe mạnh.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm cay nóng, mặn, chua vì có thể tác động đến vết thương trong niêm mạc miệng của trẻ. 

Lưu ý: Khi người bệnh tay chân miệng có dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục không hạ trên 48 giờ, kiệt sức, co giật,... cần đưa tới trung tâm y tế khám và điều trị ngay lập tức.

Uống Paracetamol là cách điều trị tay chân miệng tức thời giúp giảm đau hạ sốt

Uống Paracetamol là cách điều trị tay chân miệng tức thời giúp giảm đau hạ sốt

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em

Sau khi tìm hiểu cách điều trị bệnh tay chân miệng chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa tránh lây nhiễm. Có thể áp dụng các cách dưới đây để phòng ngừa bệnh tay chân miệng:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi cho trẻ ăn, đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ. Đặc biệt, đối với người chăm sóc trực tiếp trẻ tay chân miệng, cần thường xuyên sát khuẩn tay, thay trang phục để phòng tránh lây nhiễm.
  •  Sát khuẩn đồ vật bằng xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa, các khu vực sinh hoạt, hạn chế khu vực virus ẩn nấp.
  •  Tránh tiếp xúc trực tiếp như: Hôn, ôm, dùng chung đồ dùng... với trẻ em bị bệnh tay chân miệng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Cách ly trẻ bị tay chân miệng, không cho trẻ đến chỗ đông người.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ, che miệng khi hắt hơi và ho.
  • Kiểm soát trẻ, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách điều trị tay chân miệng là bổ sung dinh dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe

Cách điều trị tay chân miệng là bổ sung dinh dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng thảo dược thiên nhiên

Cách phòng bệnh chân tay miệng tốt nhất là tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, thiết lập tấm “lá chắn” phòng bệnh. Các chuyên gia khuyến khích nên sử các chiết xuất, thảo dược thiên nhiên như: L-Lysine, cao lá neem, cao nhọ nồi, cao lá xoài giúp đẩy lùi bệnh tay chân miệng, đồng thời nhanh chóng làm lành vết thương.

L-Lysine: Là một trong những axit amin thiết yếu không phải do cơ thể sản xuất mà được thu nhận thông qua chế độ ăn uống. L-Lysine đóng vai trò tổng hợp protein duy trì năng lượng và sức khỏe. Nhiều nghiên cứu nhận định rằng, người thường xuyên bổ sung L-Lysine sẽ có sức khỏe tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị chân tay miệng.

Cao lá neem: Được chiết xuất từ cây neem (sầu đâu) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Người dân nơi đây coi neem là thảo dược quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cao lá neem có đặc tính diệt côn trùng, kháng khuẩn, chống sốt rét, kháng vi rút, chống viêm, giảm đau, hạ sốt, hạ đường huyết, chống vô sinh, bảo vệ gan, chống oxy hóa, giải lo âu và các đặc tính chống nhiễm khuẩn rất quan trọng trong điều trị bệnh chân tay miệng. 

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa cao lá neem là cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa cao lá neem là cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Cao lá xoài: Chiết xuất từ cây xoài đem đến nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học người Nga phát hiện ra thành phần mangiferin trong lá xoài có tác dụng: Ức chế sự phát triển của virus, kháng khuẩn, từ đó giảm biểu hiện bệnh, hạn chế biến chứng và giúp nhanh chóng bình phục.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thêm thông tin về bệnh tay chân miệng và cách điều trị. Nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ, bạn hãy để lại bình luận để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu nhé!