Cảnh báo 4 biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể diễn biến xấu và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Và đặc biệt, nếu nguyên nhân gây tay chân miệng là do EV71 thì có thể tiến triển thành các đợt dịch lớn và nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ. Một số biến chứng bệnh tay chân miệng thường gặp, bao gồm:
Mất nước trầm trọng - Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Ở một số người mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể bị mất nước nếu không bổ sung đủ chất lỏng. Bởi vì tay chân miệng gây ra tình trạng viêm loét miệng nghiêm trọng, khiến người bệnh không muốn ăn uống, nên rất dễ bị mất nước với những biểu hiện như: Khô miệng và lưỡi, choáng váng, không chảy mồ hôi, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, mê sảng,...
Rụng móng tay, móng chân là biến chứng bệnh tay chân miệng nghiêm trọng
Người mắc bệnh tay chân miệng có thể bị rụng móng tay, móng chân mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Móng tay, chân có thể bị rụng trong vài tuần sau khi bị bệnh và thường tự mọc lại.
Biến chứng bệnh tay chân miệng đối với hệ thần kinh
Khi không được can thiệp y tế đúng lúc, trẻ sẽ gặp các biến chứng liên quan đến thần kinh. Một số biến chứng thần kinh có thể kể đến là viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não virus.
Biểu hiện ban đầu chính là trẻ hay quấy khóc vô cớ, có thể bị rung giật thành từng cơn ngắn 1-2 giây nhưng vẫn còn ý thức. Một số trường hợp có biểu hiện ngủ gà, bứt rứt, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược. Nặng nề hơn, người nhiễm virus tay chân miệng còn cảm thấy yếu hoặc liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não gây co giật, hôn mê đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
Tay chân miệng có thể dẫn đến hôn mê, co giật
Biến chứng bệnh tay chân miệng đối với hệ tim mạch, hô hấp
Biến chứng trên tim mạch và hô hấp ở người bị thủy đậu rất dễ gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Biểu hiện trên lâm sàng là mạch nhanh 150 lần/phút, nổi vân tím trên da, vã mồ hôi, lạnh chi. Huyết áp tăng, giai đoạn đầu (HA tâm thu ≥ 115mmHg với trẻ dưới 2 tuổi; ≥ 120mmHg với trẻ trên 2 tuổi), giai đoạn sau không đo được huyết áp.
Cùng với những biến chứng tim mạch, người bệnh cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm trên hô hấp như khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực, thở rít thanh quản, thở không đều, phù phổi cấp.
Bệnh tay chân miệng khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu người mắc bệnh tay chân miệng bị sốt cao trên 39 độ C kèm theo các triệu chứng sau đây thì cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:
- Sốt trên 3 ngày kết hợp nhiều biểu hiện như nôn mửa, tim đập nhanh, co giật tay chân, khó thở kèm da nổi vân tím.
- Không thể ăn uống.
- Các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày điều trị.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng.
XEM THÊM: Mách bạn chăm sóc bé bị tay chân miệng hiệu quả ngay tại nhà
Sốt cao trên 39 độ C là dấu hiệu cảnh bảo biến chứng tay chân miệng
Biện pháp phòng ngừa và điều trị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng sẽ không còn đáng lo ngại nữa nếu bạn biết phòng ngừa và điều trị đúng cách. Cụ thể như sau:
Điều trị bệnh tay chân miệng
Một số phương pháp điều trị tay chân miệng, người bệnh có thể thực hiện ở nhà, cụ thể như sau:
- Hạ sốt khi thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C bằng paracetamol hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
- Thuốc mỡ bôi để làm xẹp các vết phồng rộp, phát ban trên da.
- Si-rô hoặc viên ngậm thuốc để giảm đau họng.
Ngoài điều trị bằng thuốc, một số phương pháp khắc phục tại nhà cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tay chân miệng như:
- Ăn những thực phẩm đã được chế biến mềm, lỏng và không cần nhai nhiều.
- Súc miệng bằng nước ấm sau khi ăn.
- Ngậm đá, kem que, uống đồ uống mát lạnh sẽ làm dịu vết loét do viêm.
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cay hoặc mặn, vì đó là các yếu tố kích thích làm vết loét thêm nặng nề.
- Tránh ăn hoa quả có tính acid như cam, quýt, nho,...
Ngoài ra, sử dụng các loại thảo dược giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa sẹo hình thành là giải pháp được nhiều người ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn, hiệu quả. Thành phần được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng đó là sản phẩm có chứa nano bạc. Nano bạc đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học và chứng minh tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phối hợp nano bạc cùng với dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate là một công thức toàn diện giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da do virus tay chân miệng gây ra.
Nano bạc kháng khuẩn chống viêm hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và có thể phòng ngừa được bằng những phương pháp cực kỳ đơn giản. Bao gồm:
Rửa tay bằng xà phòng
Biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng là rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong khoảng 30 giây. Hai thời điểm cần rửa tay sạch sẽ đó là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đến mức tối đa việc chạm tay vào mặt, mắt, mũi và miệng.
Khuyến khích và dạy trẻ tự rửa tay sẽ giúp ích rất nhiều mỗi khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Điều này sẽ giúp trẻ có ý thức tự phòng bệnh tay chân miệng ở những nơi đông người.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ nhà cửa ít nhất 1 tuần 1 lần. Đặc biệt là những vị trí thường tiếp xúc như tay nắm cửa, sàn nhà, tủ bếp,...
Nghỉ ngơi nhẹ nhàng
Nếu người mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, hãy nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn bình thường. Không nên đến các cơ quan, trường học hay trung tâm chăm sóc y tế công cộng để tránh làm bệnh lây lan và bùng phát.
Tránh ôm và hôn khi đang mắc bệnh
Người bị tay chân miệng khi ôm hôn người khác sẽ làm lây lan bệnh. Tốt nhất, hãy đeo khẩu trang khi tới nơi đông người để hạn chế lây nhiễm ở mức tối đa.
Trên đây là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng, tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp thụ động. Để phòng tay chân miệng hiệu quả, bạn cần phải tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh, đó là do hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không có đủ sức chống lại virus, vi khuẩn. Vì thế, các chuyên gia khuyên người dùng nên bổ sung thêm các thảo dược có tác dụng nâng cao sức đề kháng hiệu quả, bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao nhọ nồi. Đặc biệt, lá neem đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới, mang lại tác động vô cùng hiệu quả trong nâng cao sức đề kháng và hạn chế bệnh do virus xuất hiện và tái phát.
Cao lá neem giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tay chân miệng
“Tay chân miệng có nguy hiểm không?” Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời. Hy vọng với những thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận số điện thoại ở phía dưới để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/complications.html#
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5728875/