Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm có nguy hiểm không?

Quấy khóc đêm là khi trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút, sau đó dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi.

Nhiều người nghĩ rằng, tình trạng này là do các nốt mụn trong miệng gây đau nhưng thực tế lại không chỉ đơn giản như vậy. Trẻ quấy khóc khác thường là 1 trong 3 triệu chứng cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng. Điều này có thể là do nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. 

Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tình trạng nặng hơn như: Sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí là tử vong. Cha mẹ cần hết sức cảnh giác để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Tre-bi-tay-chan-mieng-quay-khoc-that-thuong-la-dau-hieu-canh-bao-bien-chung-nghiem-trong.webp

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc thất thường là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm 

Để cải thiện tình trạng trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm, mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, bố mẹ nên dỗ dành, trấn an và thực hiện các biện pháp sau:

  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. 
  • Đảm bảo cho trẻ bổ sung đầy đủ nước/ngày. Trong trường hợp trẻ bị mất nước nặng hoặc không ăn uống được thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được xử trí.
  • Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Các bữa ăn nên được chia nhỏ và không nên ép ăn khiến trẻ khóc thêm.
  • Tránh cho trẻ ăn đồ cay, nóng, có tính axit cao vì sẽ gây xót miệng, rất khó chịu. 
  • Tiệt trùng đồ dùng ăn uống hàng ngày như: Bình sữa, bát đĩa, thìa, đũa.
  • KHÔNG châm chích vào các mụn nước vì có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

>>> XEM THÊM: Mách bạn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả ngay tại nhà

Tre-bi-tay-chan-mieng-quay-khoc-dem-khien-cha-me-lo-lang-met-moi.webp

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng giúp trẻ bớt quấy khóc

Để giảm khó chịu, đau xót giúp trẻ bớt quấy khóc, nhanh khỏi bệnh, phòng các biến chứng, cần thực hiện song song biện pháp điều trị triệu chứng, tăng sức đề kháng và tiêu diệt virus. 

Điều trị giảm nhẹ triệu chứng

  • Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao (> 38,5 độ C), cho trẻ uống ngay thuốc paracetamol. (Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc aspirin, ibuprofen,... để hạ sốt).
  • Bổ sung đủ nước và điện giải (oresol, hydrite).
  • Nếu trẻ bị sốt và loét miệng, bố mẹ cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm…
  • Đối với trẻ loét miệng và họng, bố mẹ có thể giảm đau, sát khuẩn bằng cách.
  • Lau miệng trước và sau ăn bằng dung dịch gây tê glycerin borat.
  • Sử dụng các loại dung dịch rơ miệng để giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn..

Bên cạnh đó, bố mẹ cần nhận biết những biểu hiện nguy hiểm ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao (trên 40 độ C), ngủ li bì, nôn mửa, quấy khóc liên tục... để đưa trẻ đến bệnh viện và xử trí kịp thời.

Biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị tay chân miệng

Có rất nhiều người sử dụng thuốc Xanh Methylen với mục đích làm lành các vết phỏng nước tay chân miệng. Tuy nhiên, loại thuốc này vừa không có bất kỳ tác dụng nào vừa gây khó khăn cho bác sĩ khi chẩn đoán.

Vì vậy, lựa chọn sản phẩm chứa nano bạc và các thảo dược để giảm viêm, lành vết loét nhanh chóng, làm mờ và ngăn ngừa hình thành sẹo cho con hiệu quả, an toàn là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Hoạt chất nano bạc nổi tiếng có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả từ nhiều năm nay. Một nghiên cứu về hiệu quả của nano bạc được thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ ở nước ta đã chứng minh rằng: (1) Chỉ với một lượng nano bạc cỡ 1mg/l đã có khả năng diệt khuẩn, virus hiệu quả bao gồm cả những loại kháng kháng sinh.

Ngoài ra, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học, chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa sẹo. 

Sự kết hợp của nano bạc và dịch chiết neem sẽ giúp nâng cao hiệu quả kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành các vết loét tay chân miệng nhanh hơn. 

nano-bac-khang-vi-khuan-virus-cai-thien-cac-trieu-chung-ngoai-da-cua-benh-tay-chan-mieng.webp

Nano bạc kháng vi khuẩn virus cải thiện các triệu chứng ngoài da của bệnh tay chân miệng

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ nên thực hiện những cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là những thời điểm như:
  • Trước khi chế biến thức ăn.
  • Trước và sau khi cho trẻ ăn.
  • Trước khi bế hoặc ôm trẻ.
  • Sau khi đi vệ sinh. Sau khi vệ sinh cho trẻ.
  • Ăn chín uống sôi, tiệt trùng vật dụng trước và sau khi sử dụng.
  • Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày luôn được sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, không để trẻ bốc thức ăn, mút tay và ngậm đồ chơi
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ dùng vật dụng.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra tay chân miệng ở trẻ là do hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không có đủ sức chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì thể, để phòng ngừa cũng như giúp trẻ nhiễm bệnh nhanh hồi phục hơn, bố mẹ cần sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Điển hình là sản phẩm chứa cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, L-lysine giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi tay chân miệng nhanh hơn. 

La-neem-giup-cai-thien-nhanh-trieu-chung-benh-tay-chan-mieng.webp

Lá neem giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm, liên tục và kéo dài có thể là cảnh báo của biến chứng nặng như nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm. Vì vậy, bố mẹ cần nhận biết sớm và có các biện pháp xử trí kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng quấy khóc đêm ở trẻ bị tay chân miệng, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được giải đáp và hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Nhật Hạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27406374/

https://www.kidshealth.org.nz/hand-foot-mouth-disease 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30566537/