Bệnh sởi lây qua đâu?
Theo một vài thống kê cho thấy, bệnh sởi có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Cứ 10 người tiếp xúc trực tiếp với người bị sởi và chưa được tiêm phòng vacxin thì sẽ có 9 người mắc bệnh.
Bệnh sởi lây qua đường nào? Câu trả lời là bệnh lây qua đường hô hấp. Cụ thể như sau:
Tiếp xúc trực tiếp
Thông qua các giọt bắn từ mũi và miệng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Virus sởi tồn tại ở mũi và cổ họng bị bắn ra không khí và gây bệnh cho người lành khi họ hít phải.
Tiếp xúc gián tiếp
Virus sởi có thể tồn tại 2 giờ trong không khí hay bề mặt đồ vật xung quanh người bệnh. Nếu bạn hít phải hoặc chạm vào bề mặt nhiễm virus sởi, rồi vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nguy cơ lây lan sởi cao nhất khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua các giọt bắn
Đối tượng nào dễ mắc sởi?
Tất cả những đối tượng chưa có kháng thể hoặc hệ miễn dịch suy yếu đều dễ mắc bệnh sởi. Tại Việt Nam, đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh sởi được Bộ Y tế phân loại như sau:
- Trẻ em dưới 9 tháng tuổi không có miễn dịch sởi do mẹ truyền sang và chưa đến tuổi tiêm phòng.
- Người đã được tiêm vacxin nhưng cơ thể chưa kịp sản sinh ra kháng thể miễn dịch bệnh sởi.
- Người chưa mắc sởi hoặc chưa từng tiêm phòng vacxin.
Bệnh sởi có thể gây tử vong cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch. Vì thế, mỗi người đều cần phải cẩn trọng nếu thuộc những đối tượng nêu trên.
Cách phòng ngừa bệnh sởi?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã khuyến cáo tất cả mọi người bao gồm trẻ em, người lớn đều cần có ý thức phòng sởi. Cụ thể như sau:
Tiêm phòng sởi
Tiêm phòng sởi là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất và hạn chế được các yếu tố rủi ro cao. Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả mọi người thực hiện tiêm chủng theo đúng quy định, như sau:
- Mũi 1: Bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi.
- Mũi 2: Tiêm trong độ tuổi từ 4 đến 6. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc, mũi 2 có thể được tiêm ngay sau 28 ngày kể từ liều đầu tiên.
Chế độ sinh hoạt phòng bệnh sởi
Bên cạnh tiêm phòng sởi, bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong gia đình và cộng đồng. Cụ thể như sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trong ngày. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay thay tã cho trẻ.
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc họng thường xuyên, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
- Tránh đến những nơi đông người như công viên, siêu thị,... trong mùa dịch. Chú ý đeo khẩu trang và sát khuẩn ở mọi lúc mọi nơi.
- Không tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh sởi.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để hạn chế nguy cơ chạm vào virus gây bệnh sởi
Tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh sởi
Sức đề kháng suy yếu là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra sởi, khiến cho cơ thể không có đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và nấm. Vì vậy, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ mỗi ngày là điều cần thiết để phòng ngừa mắc bệnh sởi. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:
Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn hợp lý và đảm bảo nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, acid béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn cần ăn nhiều sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và sức đề kháng.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động ngoài trời giúp phát triển thể chất, nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, tắm nắng mỗi ngày từ 10-15 phút giúp bổ sung 80-90% vitamin D cho toàn bộ cơ thể. Đây là thành phần cần thiết giúp xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ, giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất khác.
Sử dụng thảo dược tăng sức đề kháng
Một số loại thảo dược lành tính và an toàn, người dùng có thể tham khảo, bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao nhọ nồi giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn hiệu quả. Những thảo dược này đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học và chứng minh tác dụng tăng sức đề kháng, kích thích miễn dịch rất tốt. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần L-lysine kết hợp với các thảo dược trên để tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng bệnh sởi nhanh hơn.
Cao lá neem được nghiên cứu và chứng minh tác dụng nâng cao hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh sởi
Thông tin bổ sung - Triệu chứng bệnh sởi
Để có thể phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết sớm. Cụ thể theo từng giai đoạn bệnh như sau:
Giai đoạn ủ bệnh (7-21 ngày)
Trung bình thời kỳ ủ bệnh thường diễn ra trong 10 ngày. Giai đoạn này, người bệnh thường không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện ra.
Giai đoạn khởi phát (2-4 ngày)
Sốt cao lên tới 39 độ C kèm theo viêm kết mạc và viêm đường hô hấp (nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau khi nuốt,...). Có thể nhìn thấy các hạt Koplik có đường kính 0.5 - 1mm màu trắng bên trong niêm mạc miệng.
Giai đoạn toàn phát (2-5 ngày)
Sau sốt cao tới 40-41 độ C, người bệnh bắt đầu xuất hiện nổi ban đỏ theo thứ tự: Từ sau tai, gáy, mặt, cổ lan ra toàn thân. Phân biệt nốt ban sởi bằng cách căng da tại vị trí nổi ban đỏ, nếu biến mất có nghĩa là đây là triệu chứng của bệnh sởi. Sốt sẽ giảm dần sau khi người bệnh không còn bị nổi ban đỏ nữa.
Giai đoạn hồi phục
Nếu không xuất hiện biến chứng, người bệnh sởi có thể hồi phục hoàn toàn sau khi ban nhạt dần và đổi sang màu xám. Người bệnh có thể bị ho kéo dài sau khi hết ban đỏ 1-2 tuần.
Như vậy, trả lời cho thắc mắc: “Bệnh sởi lây qua đường nào?” là qua đường hô hấp và có khả năng lây truyền cao. Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho độc giả tất tần tật về con đường lây lan cũng như cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả.
Để vượt qua bệnh sởi an toàn trong mùa dịch, hãy tiêm vacxin đúng quy định và nâng cao sức đề kháng bằng các thảo dược từ thiên nhiên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được giải đáp và hỗ trợ chi tiết hơn.
Dược sĩ Nhật Hạ
Tài liệu tham khảo
https://www-cdc-gov.translate.goog/measles/contagious-infographic.html
https://www-sfcdcp-org.translate.goog/infectious-diseases-a-to-z/measles