Bệnh sởi có bị 2 lần không?

Nhiều người lầm tưởng rằng: Có thể bị bệnh sởi nhiều lần trong đời, ngay cả khi bạn đã từng mắc. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Một khi mắc bệnh sởi, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể và miễn dịch với virus sởi suốt đời. Cho nên, nếu từng mắc bệnh sởi, bạn có thể yên tâm rằng sẽ không bao giờ bị lại nữa.

Như vậy, nếu bạn hay người thân đang thắc mắc: “Bị sởi có bị lại không?” thì câu trả lời là không. 99,9% trường hợp đã từng mắc bệnh sởi sẽ không bị lại lần thứ 2.

Bệnh sởi biểu hiện như thế nào?

Bệnh sởi do virus thuộc giống Morbillivirus gây ra và lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch.

Thời gian ủ bệnh kéo dài 10-12 ngày và không có biểu hiện gì đặc biệt nên thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Sau đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sởi dễ nhận biết, cụ thể như sau: 

  • Sốt cao với nhiệt độ có thể lên tới 40-41 độ C.
  • Sổ mũi, hắt hơi do bị viêm đường hô hấp.
  • Mắt hơi đỏ hoặc nhiều rỉ mắt hơn thường ngày.
  • Đốm koplik có màu trắng ở bên trong miệng.
  • Phát ban đỏ và hơi sưng. Sau 1-2 ngày, các vết mẩn đỏ lan ra từ mặt và cổ xuống toàn thân. Phát ban thường tồn tại trong 3-5 ngày rồi biến mất.

Sot-cao-va-tang-nhanh-la-bieu-hien-dien-hinh-cua-benh-soi.webp

Sốt cao và tăng nhanh là biểu hiện điển hình của bệnh sởi

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Mặc dù đã có vacxin và điều kiện y tế được cải thiện nhiều nhưng trong năm 2018 (theo thống kê của WHO) đã có hơn 140.000 người chết vì bệnh sởi, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Qua đó, có thể thấy bệnh sởi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng bệnh sởi có thể gặp bao gồm:

  • Biến chứng hô hấp: Viêm tai giữa, viêm phổi nặng. 
  • Biến chứng tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng và bội nhiễm vi khuẩn, viêm ruột (tiêu chảy nặng).
  • Biến chứng não bộ: Viêm não, viêm màng não (cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê, liệt nửa người và kể cả người bệnh có vượt qua được cũng sẽ để lại nhiều di chứng sau này).
  • Biến chứng mắt: Loét giác mạc, mù vĩnh viễn.
  • Suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh sởi.
  • Có thể sẩy thai hoặc sinh non nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi.

Bị sởi bao lâu thì khỏi?

Bị sởi mấy ngày thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, hệ miễn dịch của người mắc và phương pháp điều trị, chăm sóc đúng cách.

Theo các chuyên gia, sau khi khởi phát, bệnh sởi sẽ khỏi hẳn chỉ sau 6 ngày nếu đáp ứng tốt tất cả những yếu tố trên. Vì vậy, điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn.

Benh-soi-se-khoi-sau-giai-doan-khoi-phat-khoang-6-ngay.webp

Bệnh sởi sẽ khỏi sau giai đoạn khởi phát khoảng 6 ngày

Các biện pháp phòng bệnh sởi

Bệnh sởi có tốc độ lây truyền rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần nắm bắt những thông tin phòng ngừa sởi như sau:

  • Tiêm vacxin phòng sởi là phương pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất. Theo thống kê của WHO, việc tiêm vacxin phòng sởi giúp giảm 73% số ca tử vong trên toàn thế giới. Vì vậy, bố mẹ cần tiêm phòng cho con ngay từ khi còn nhỏ với 1 mũi lúc trẻ 9 tháng tuổi và 1 mũi lúc trẻ 18 tháng tuổi. 
  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất kèm theo tập thể dục thường xuyên.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tạo thói quen không đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

Nguyên nhân sâu xa gây ra sởi là do hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không có đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa sởi hiệu quả mà còn giúp người bệnh nhanh khỏi. Để cải thiện các triệu chứng bệnh sởi nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược từ thiên nhiên như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt. Khi các thảo dược này kết hợp với L-lysine giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó cải thiện bệnh và phòng ngừa sởi hiệu quả hơn.

L-lysine-nang-cao-he-mien-dich-giup-phong-ngua-va-cai-thien-benh-soi-hieu-qua.webp

L-lysine nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh sởi hiệu quả

Bệnh sởi sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với những người đã từng mắc bệnh này hoàn toàn có thể yên tâm sẽ không bị một lần nào nữa. Bên cạnh đó, bổ sung dinh dưỡng và thảo dược để hỗ trợ tăng sức đề kháng là một điều cần thiết. Hy vọng thông qua bài viết này, người đọc đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Bị sởi rồi có bị lại không?” và biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ giải đáp chi tiết.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www-mayoclinic-org.translate.goog/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857?

https://www-mayoclinic-org.translate.goog/diseases-conditions/measles/expert-answers/getting-measles-after-vaccination/faq-

https://www-arnoldpalmerhospital-com.translate.goog/content-hub/10-common-myths-about-measlesand-the-real-facts?