Định nghĩa bệnh sởi ở trẻ em và các con số biết nói

Bệnh sởi ở trẻ em dễ truyền nhiễm, lây lan nhanh và có khả năng gây tử vong rất lớn. Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp gây ra bệnh với các biểu hiện ban đầu là sốt, ho, sổ mũi, sau đó là phát ban đặc trưng.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, trong năm 2018, khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 68.830 ca nghi sởi, trong đó có đến hơn 17.000 ca mắc trên tổng số 37 quốc gia. Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh vào năm 2018 là 1.177 ca, con số này cao gấp nhiều lần so với 2017.

Nguyên nhân và con đường gây bệnh sởi ở trẻ em

Sởi gây ra bởi virus Morbillivirus (MeV) – thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra vào mùa đông xuân. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở người lớn chưa từng hoặc chưa được tiêm đủ vacxin. Các nơi đông người như công viên, trường học, lớp trông trẻ, khu tập thể mật độ dân số lớn… là những địa điểm rất dễ lây lan sởi và bùng phát dịch bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là do sự nhân lên của virus trong mũi, họng người bệnh. Giọt bắn từ miệng của người bị sởi là tác nhân chính khiến bệnh lây cho người khác. Thậm chí, những giọt bắn này có thể bám vào các bề mặt của bất kỳ đồ vật nào, gián tiếp lây bệnh cho người khác khi họ chạm vào và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

benh-soi-o-tre-em-gay-ra-boi-virus-morbillivirus-mev.webp

Bệnh sởi ở trẻ em gây ra bởi virus Morbillivirus (MeV)

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em thường gặp 

Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em bắt đầu xuất hiện từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus MeV. Triệu chứng thường đặc trưng theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

  • 7-14 ngày sau khi virus xâm nhập: Triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, bao gồm sốt cao có thể lên tới 40 độ C, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt.
  • 2-3 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu: Các đốm trắng nhỏ, hay còn gọi là Koplik, có thể xuất hiện trong miệng của trẻ.
  • 3-5 ngày sau khi có triệu chứng: Phát ban bùng phát, thường bắt đầu bằng những chấm đỏ trên mặt, lan xuống cổ, tay, chân và bàn chân.

>>> XEM THÊM: Bệnh sởi có ngứa không? Xem ngay câu trả lời tại đây!

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Các biến chứng này là do virus sởi, bội nhiễm sau sởi, thường xảy ra ở những trẻ có sức đề kháng yếu, thiếu hụt vitamin A, suy giảm miễn dịch do HIV/bệnh khác.

Các biến chứng điển hình hay gặp bao gồm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm loét giác mạc, viêm dạ dày – ruột,... nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Cụ thể như sau:

  • Biến chứng do virus sởi Morbillivirus: Điển hình là biến chứng viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não và màng não cấp tính. 
  • Biến chứng do bội nhiễm sau sởi: Thường gặp viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột.
  • Biến chứng do điều kiện dinh dưỡng kém, chăm sóc không tốt: Phổ biến nhất là viêm loét giác mạc, biến chứng này có thể gây mù lòa; Viêm loét hoại tử hàm mặt.

Ngoài ra, các biến chứng không điển hình như tiêu chảy hay lao tiến triển có thể gặp với trẻ mắc sởi. Nếu trẻ gặp bất kỳ biểu hiện khác thường nào, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

benh-soi-o-tre-em-co-the-gay-ra-nhung-bien-chung-nghiem-trong.webp

Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Hướng dẫn cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Về cơ bản, bệnh sởi ở trẻ em không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Sau đây là một vài lưu ý trong điều trị hỗ trợ cho trẻ mắc sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế:

  • Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (bao gồm nhóm chất đạm, chất béo, bột đường và vitamin, khoáng chất). 
  • Cần vệ sinh da, mắt, miệng, họng; Không sử dụng các chế phẩm có chứa thành phần corticoid. Bởi corticoid có thể làm tình trạng sởi nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. 
  • Hạ sốt: Nên dùng các biện pháp không dùng thuốc như chườm mát, lau nước ấm để hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38 độ C có thể dùng thuốc paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung đủ nước, điện giải: Bệnh sởi ở trẻ em gây sốt cao nên cơ thể rất dễ mất nước, cần bổ sung đủ nước và điện giải qua đường uống. Nếu trẻ bị nôn nhiều, nguy cơ mất nước cao thì nên bổ sung nước và chất điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch. Lưu ý, chỉ truyền bổ sung nước và chất điện giải khi có sự giám sát của nhân viên y tế
  • Bổ sung vitamin A: Liều dùng vitamin A phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng, uống 50.000 đơn vị/ ngày và dùng trong 2 ngày liên tiếp; Trẻ 6-12 tháng tuổi, uống 100.000 đơn vị/ngày và dùng trong 2 ngày; Trẻ 12 tháng tuổi trở lên, uống 200.000 đơn vị/ngày và dùng trong 2 ngày. Với các trường hợp đã bổ sung vitamin A nhưng vẫn có các biểu hiện thiếu hụt như: Khô mắt, đỏ mắt, đau nhức mắt,... thì cần lặp lại liều như trên sau 4 - 6 tuần.

ve-sinh-sach-se-nang-cao-de-khang-giup-dieu-tri-benh-soi-o-tre-em.webp

Vệ sinh sạch sẽ, nâng cao đề kháng giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em 

Bên cạnh đó, các nốt phát ban sởi trên da nếu điều trị không tốt có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh. Đây là nỗi lo không của riêng ai, vì vậy, để hạn chế sẹo hình thành cũng như làm lành nhanh các tổn thương trên da, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các chế phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần nano bạc, dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate. Nghiên cứu cho thấy, các thành phần này có tác dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời kích thích nguyên bào sợi, giúp tái tạo làn da nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em khá nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa bằng những biện pháp hiệu quả. Bao gồm:

Tiêm vacxin phòng ngừa sởi

Trung tâm Phòng Ngừa Và Kiểm Soát bệnh tật Thế giới khuyến cáo trẻ em nên tiêm vacxin để ngăn ngừa sởi. 

Thực hiện tiêm chủng đủ 2 mũi vacxin phòng sởi theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó mũi 1 yêu cầu bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm sau 12 tháng tuổi.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị bệnh sởi

Tăng cường vệ sinh thân thể là chìa khóa để có sức đề kháng tốt, cải thiện và phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cơ thể, sát trùng mũi họng, giữ ấm cho trẻ.

Nâng cao sức đề kháng giúp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh sởi ở trẻ em là do hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì thế, việc tăng cường sức đề kháng để cơ thể có đủ sức chống lại những tác nhân gây bệnh là điều rất cần thiết. 

Hướng tới mục tiêu hiệu quả, an toàn và có thể sử dụng lâu dài, rất nhiều người đã tin tưởng lựa chọn các thảo dược từ thiên nhiên như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, cao bạch chỉ. Các loại thảo dược này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. 

cao-la-neem-giup-nang-cao-suc-de-khang-phong-ngua-hieu-qua-benh-soi-o-tre-em.webp

Cao lá neem giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa hiệu quả bệnh sởi ở trẻ em 

Một vài biện pháp phòng bệnh sởi khác 

Ngoài các cách phòng ngừa kể trên, bố mẹ cần lưu ý thực hiện những biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em lây lan, bao gồm:

  • Sử dụng khẩu trang: Người bệnh, nhân viên y tế, người chăm sóc và tiếp xúc gần với người bệnh phải luôn đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm.
  • Thời gian cách ly: Thời gian để cách ly phù hợp là từ lúc nghi mắc sởi đến ít nhất 4 ngày sau phát ban. Cần hạn chế tiếp xúc hết mức có thể với người bệnh trong thời gian cách ly.

Bệnh sởi ở trẻ em khá nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Việc hiểu biết về bệnh sởi ở trẻ em là hành trang cần thiết cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con. Hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia hoặc bình luận ngay dưới bài viết để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh sởi ở trẻ em.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857

https://www.cdc.gov/measles/symptoms/signs-symptoms.html

https://www.cdc.gov/measles/about/parents-top4.html