Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ lây qua đường hô hấp, do virus ARN thuộc chi Morbillivirus nằm trong họ Paramyxoviridae gây nên. Virus sởi tồn tại ở họng và trong máu của người bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi phát ban trên da. Virus sởi dạng hình cầu với đường kính 120 - 250nm, có sức chịu đựng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao,...
Virus gây bệnh sởi
Bệnh có biểu hiện là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá, xuất hiện phát ban đỏ mọc tuần tự từ mặt xuống đến thân mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, nguyên nhân gây bệnh sởi chủ yếu là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch non yếu. Đây cũng là lý do vì sao trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sởi. Chính vì vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh sởi diễn biến phức tạp, mọi người cần tìm ra được giải pháp giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Bệnh sởi có để lại sẹo không?
Bệnh sởi có ngứa không?
Ngoài triệu chứng sốt, bệnh nhân sởi còn xuất hiện các ban nhỏ bằng hạt cát, màu trắng xám, xung quanh có viền đỏ thường tập trung ở gò má hay trong vòm họng. Sau vài ngày lại xuất hiện thêm vết ban màu nâu. Sự xuất hiện dày đặc của các ban nhỏ trên cơ thể là lý do khiến mọi người hay thắc mắc: Bệnh sởi có ngứa không?
Thực tế, khi ở giai đoạn mới bị sởi, người bệnh thường không ngứa hoặc ngứa rất ít. Chỉ đến khi giai đoạn đã nổi ban thì lúc này tình trạng ngứa ngáy, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mới xuất hiện. Mặc dù vậy, không phải tất cả các trường hợp bị sởi đều gây ngứa. Vậy nên đừng cho rằng, ngứa là một dấu hiệu để nhận biết sởi để tránh trường hợp nhầm lẫn sởi với các bệnh lý về da khác.
Các ban sởi khi xuất hiện dày đặc sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa
>>> Xem thêm: Bệnh sởi dễ lây ở giai đoạn nào?
Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Bên cạnh thắc mắc bệnh sởi có ngứa không thì mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng thu hút sự quan tâm của mọi người. Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sởi tiến triển rất nhanh, nặng và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp do bệnh sởi gây ra:
- Viêm thanh quản: Biến chứng này xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh, thường gây đau họng, khó thở do co thắt thanh quản. Hoặc có những trường hợp bội nhiễm khiến sốt cao, mất tiếng, khó thở, người tím tái…
- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường xảy ra ở 2/10 trẻ mắc bệnh sởi.
- Viêm phổi nặng: Có thể xảy ra khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh với các biểu hiện khó thở, sốt rất cao.
- Viêm não: Đây là biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng cao, thường xảy ra khoảng 1/1000 trẻ mắc bệnh. Viêm não có thể khiến trẻ bị hôn mê, co giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy sau sởi thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn so với tiêu chảy cấp do virus thông thường.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa: Có thể xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Đặc biệt, biến chứng này thường gặp ở trẻ sinh sống trong những vùng khó khăn, thiếu cơ sở y tế.
- Đối với phụ nữ mang thai mắc sởi: Dễ bị sảy thai, sinh non, nhẹ cân hoặc có thể bị dị tật.