Kiêng gió quạt cho người bệnh sởi có đúng không?
Bệnh sởi không phải kiêng gió quạt hoàn toàn, nhưng vẫn cần hạn chế. Tránh ăn mặc phong phanh trong thời tiết lạnh dẫn đến trúng gió làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh sởi.
Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng quạt với công suất thấp, đặc biệt là vào mùa hè. Bởi nếu quá oi bức, người bệnh ra nhiều mồ hôi, gây bít tắc lỗ chân lông, khó chịu và có thể khiến ban sởi trở nặng.
Bị bệnh sởi phải kiêng nước?
Người bệnh tuyệt đối không kiêng nước khi bị sởi. Bởi điều này không những không mang lại hiệu quả gì trong điều trị mà còn khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, khi bị sởi, người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt, tắm cùng xà phòng và nước ấm có thể làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh sởi mang lại.
Ngoài ra, theo các chuyên gia da liễu, người bệnh nhiễm virus sởi cần được chăm sóc đúng cách, cụ thể như sau:
- Cách ly người mắc bệnh sởi với gia đình và cộng đồng. Tuyệt đối không để người mắc sởi lại gần những đối tượng như phụ nữ có thai, người già, trẻ sơ sinh,...
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch.
- Vệ sinh mắt, mũi bằng NaCl 0,9%.
- Bổ sung đủ nước/ngày, có thể sử dụng oresol để bù nước và chất điện giải, tránh tình trạng nguy hiểm do mất nước.
- Chườm ấm khi sốt nhẹ, nếu thân nhiệt người bệnh lớn hơn 38.5 độ C thì có thể sử dụng paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
Uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ khi người bệnh sởi sốt trên 38.5 độ C
Có những cách tự nhiên để ngăn ngừa bệnh sởi nên không cần tiêm vacxin?
Không có biện pháp phòng ngừa tự nhiên nào đối với bệnh sởi. Cho nên, người bệnh không nên chủ quan mà cần tiêm vacxin phòng sởi. Theo CDC khuyến cáo, cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vacxin theo lịch tiêm chủng tại địa phương.
Một số người bệnh khá lo ngại với những thông tin về tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vacxin phòng sởi. Tuy nhiên, để hạn chế những thông tin sai lệch, mọi người nên đọc về vacxin trên các trang web chính xác như CDC, Bộ Y tế.
Tất cả đều cần phòng ngừa bệnh sởi?
Không phải ai cũng cần chủng ngừa sởi ngay. Nếu thuộc một trong những đối tượng sau thì bạn chưa cần tiêm vacxin phòng bệnh:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.
- Những người đã mắc bệnh sởi.
- Những người có hệ thống miễn dịch bất thường.
- Người bệnh đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng sởi
Trẻ 1 tuổi, còn quá nhỏ để tiêm phòng sởi?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hầu hết trẻ em đều được tiêm phòng bệnh sởi với mũi đầu tiên khi 12-15 tháng tuổi. Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên đưa con đi tiêm các vacxin ngay khi trẻ được 1 tuổi.
Đặc biệt, tại thời điểm bùng phát dịch tại địa phương, Bộ Y tế thậm chí khuyến nghị trẻ em từ 6 tháng tuổi đi tiêm chủng để phòng ngừa sởi. Tuy nhiên, trẻ sẽ cần được tiêm nhắc lại lúc 1 tuổi và một lần nữa khi 4 tuổi để đảm bảo được bảo vệ khỏi virus sởi.
Không cần phải tiêm vacxin "tăng cường" nếu đã có chủng ngừa bệnh sởi?
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Khi tiêm vắc xin sởi tăng cường cho trẻ 4 tuổi thu được kết quả như sau:
- Liều đầu tiên miễn dịch cho khoảng 93% người bệnh.
- Liều thứ hai, đạt được miễn dịch cho hơn 97% người bệnh.
Tiêm vacxin phòng sởi tăng cường có khả năng bảo vệ được hầu hết những trường hợp vì lý do nào đó đã không đáp ứng với lần tiêm vacxin đầu tiên.
Có thể mắc bệnh sởi nhiều lần?
Bạn sẽ không bị mắc sởi nhiều lần. Bởi vì, một khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại virus và có thể miễn nhiễm với sởi suốt đời. Vì thế, bạn có thể yên tâm nếu đã từng mắc bệnh sởi.
Tiêm vacxin đảm bảo sẽ không mắc bệnh sởi?
Không có vacxin nào là hoàn hảo. Theo một vài thống kê cho thấy, khoảng 3 trong số 100 người có thể mắc bệnh sau khi đã tiêm đủ 2 mũi phòng sởi. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao, có thể là do hệ miễn dịch của bạn không đáp ứng tốt với vacxin.
Tuy nhiên, việc tiêm phòng vacxin sẽ giúp bạn tránh tình trạng bệnh sởi trở nặng và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh sởi?
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh sởi.
Tuy nhiên, sởi là bệnh rất dễ lây lan đến mức ngay cả những giọt bắn chứa virus có thể bay lơ lửng trong không khí lên tới 2 tiếng đồng hồ. Vì vậy, rất khó để ngừa sởi tuyệt đối, nhưng bạn vẫn cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách để phòng bệnh một cách tối ưu.
Chỉ trẻ em mới có thể mắc bệnh sởi?
Mặc dù nguy cơ người lớn mắc bệnh sởi rất thấp, nhưng trong một số trường hợp, đặc biệt là khi dịch bùng phát, họ vẫn nên được tiêm chủng ngừa đầy đủ, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sởi có thể mắc ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người chưa từng mắc bệnh, chưa tiêm phòng hay hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, đừng chủ quan với bệnh sởi, hãy bảo vệ bản thân và gia đình.
Bệnh sởi cần được hiểu đúng cũng như có cách phòng ngừa phù hợp. Để phòng ngừa hiệu quả, bạn cần tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra sởi, đó là do hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không có đủ sức chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Để làm được điều đó, việc bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống thôi là không đủ, bố mẹ cần lựa chọn thêm các loại thảo dược an toàn, lành tính từ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao nhọ nồi, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện bệnh sởi hiệu quả.
Cao lá neem giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sởi
Bài viết trên đã trả lời những thắc mắc thường gặp khi nhiễm virus sởi. Người bệnh cần hiểu rõ để có những phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa đúng cách. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm có chứa thành phần từ thảo dược và L-lysine giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về bệnh sởi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại số điện thoại dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
https://www.cdc.gov/measles/about/parents-top4.html
https://www.arnoldpalmerhospital.com/content-hub/10-common-myths-about-measlesand-the-real-facts
https://www.cdc.gov/measles/transmission.html