Hiểu đúng về việc trẻ mắc sởi cần kiêng nước, kiêng gió

Kiêng nước và kiêng gió cho trẻ bị sởi là những quan niệm cổ hủ, không những không có ích cho quá trình phục hồi bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể, trên lâm sàng đã ghi nhận được khá nhiều trường hợp các bậc phụ huynh giữ con trẻ trong phòng kín để kiêng gió và không cho tiếp xúc với nước trong một khoảng thời gian dài. Việc này làm cho trẻ ngứa ngáy, cào gãi dẫn đến trầy xước các các nốt ban sởi trên cơ thể, nhiễm trùng, nặng hơn là có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. 

Vậy nên, thay vì kiêng gió, kiêng nước thì trẻ bị bệnh sởi cần được nghỉ ngơi trong phòng thông thoáng khí và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. 

Khi tắm cho con cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nên sử dụng nước ấm và tắm cho con trong phòng kín.
  • Mỗi ngày, cha mẹ chỉ nên tắm 1 lần cho con vào ban ngày và không nên tắm quá 10 phút để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Khi tắm xong cần lau khô cho trẻ, đặc biệt ở các vùng đầu, nách, cổ và bẹn.

Đồng thời, cha mẹ cũng cần tăng cường giữ ấm khi trời lạnh, nên cho trẻ sử dụng các loại đồ uống ấm. Đặc biệt là thức uống từ chanh và mật ong, có thể làm giảm bớt cơn ho và giúp họng của trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo dấu hiệu của bệnh sởi và những biến chứng nguy hiểm

Kieng-nuoc-va-kieng-gio-cho-tre-bi-soi-la-quan-niem-hoan-toan-sai

Kiêng nước và kiêng gió cho trẻ bị sởi là quan niệm hoàn toàn sai

Các loại thực phẩm trẻ bị sởi cần kiêng

Trẻ bị bệnh sởi cần kiêng các loại thực phẩm cay nóng, dễ kích ứng, đồ đóng hộp,... bởi chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng ngứa và làm chậm quá trình hồi phục. Với những trẻ bị sởi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là thực sự cần thiết cho quá trình hồi phục của bệnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều tốt cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về trẻ bị sởi kiêng ăn gì dưới đây nhé!

Kiêng khem đúng cách giúp trẻ bị sởi nhanh chóng phục hồi

Kiêng khem đúng cách giúp trẻ bị sởi nhanh chóng phục hồi

Trẻ bị sởi cần kiêng thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng có thể là nguyên nhân làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh sởi ở trẻ. Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm này sẽ làm kích ứng những đốm trắng nhỏ (vết loét) ở trong niêm mạc miệng khiến con bị đau đớn và khó chịu.

Ngoài ra, sử dụng các loại thực phẩm cay nóng cũng sẽ khiến vết loét lành lâu hơn. Trên thực tế, đã ghi nhận được một số trường hợp khi trẻ sử dụng thức ăn cay nóng dẫn tới ban sởi nổi nhiều và dày hơn.

Một số loại thực phẩm cay nóng cha mẹ cần lưu ý không sử dụng khi nấu ăn cho trẻ bị sởi như: Ớt, tiêu, hành, tỏi, quế,...

Trẻ bị lên sởi nói không với thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Trẻ bị lên sởi cần kiêng những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa của trẻ khi mắc bệnh sởi thường yếu hơn so với khi sức khỏe bình thường. Khi trẻ sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình hồi phục bệnh.

Thậm chí, có nhiều loại thức ăn chiên rán được chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mắc thêm các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn… làm mất đi lượng lớn nước và điện giải. Từ đó, trẻ bị sởi có thể có nguy cơ cao gặp các biến chứng mất nước nguy hiểm.

Trẻ bị sởi không nên ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Trẻ bị sởi không nên ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Trẻ bị sởi cần kiêng các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm

Các loại đậu, pho mát, sữa, thịt chó, trứng gà.... là thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao vượt ngưỡng cần thiết của trẻ mắc sởi và không tốt cho quá trình hồi phục bệnh.

Ngoài ra, do hệ miễn dịch bị suy giảm khi mắc bệnh sởi, một số trẻ còn có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm có độ đạm quá cao dù trước kia chưa từng bị.

Trẻ bị sởi không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số trẻ khi ăn hải sản có thể dẫn đến kích ứng, làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh sởi. Hoặc các vết phát ban do dị ứng gây ra có thể che lấp đi triệu chứng của bệnh sởi. Điều này có thể khiến các bậc phụ huynh khó theo dõi được các biểu hiện ngoài da cũng như biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra.

Ngoài ra, cha mẹ cần phải nắm rõ được các loại thực phẩm mà con mình dị ứng từ đó chọn ra những loại đồ ăn tốt nhất, đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị sởi cần kiêng các loại đồ uống có gas

Cho con sử dụng các loại thức uống có gas là việc làm gây hại cho trẻ đang mắc bệnh sởi.

Trong thức uống có gas thường có một số chất bảo quản điển hình như natri benzoat không tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thử nghiệm lâm sàng (Clinical trial) còn cho biết: Sử dụng natri benzoat có thể gây ra phát ban và hen suyễn ở trẻ em.

Các loại đồ uống này tạo cảm giác giải khát “tạm thời”, nhưng thực chất lại làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn, việc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ bị sởi.

Vì vậy, thay vì sử dụng các loại đồ uống có gas, cha mẹ nên cho trẻ bị sởi uống nhiều nước khoáng, vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe.

Cha-me-khong-nen-cho-tre-bi-soi-su-dung-cac-loai-thuc-uong-co-gas

Cha mẹ không nên cho trẻ bị sởi sử dụng các loại thức uống có gas

Trẻ lên sởi không nên ăn các loại thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp có thể chứa các chất bảo quản và chất tạo màu không tốt cho sức khỏe của trẻ bị sởi. Những chất này có thể gây ra dị ứng, đau đầu, hen suyễn, thậm chí có thể gây ra ung thư.

Đặc biệt, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khi mắc bệnh sởi sẽ khiến trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Vậy nên, khi tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp sẽ có thể làm cho các triệu chứng bệnh sởi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuc-pham-dong-hop-chua-cac-chat-bao-quan-khong-tot-cho-tre-bi-soi

Thực phẩm đóng hộp chứa các chất bảo quản không tốt cho trẻ bị sởi

Cách chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách

Hiện nay, sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu vậy nên cách tốt nhất chính là chăm sóc và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để chăm sóc trẻ bị sởi hiệu quả.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người xung quanh trong vòng ít nhất 4 ngày từ khi thấy triệu chứng phát ban của bệnh sởi để tránh lây lan và bùng phát thành dịch.
  • Cha mẹ cần cho trẻ ở trong phòng thoáng khí, ánh sáng dịu nhẹ vì bệnh sởi có khả năng làm tổn thương các mô mắt, khiến con nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh. Điều này có thể khiến mắt của trẻ bị kích ứng dẫn tới đau mắt, chảy nước mắt.
  • Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi chuyên dụng.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C thì cha mẹ cần phải hạ nhiệt cho con bằng cách chườm mát với khăn ướt hoặc sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như paracetamol (tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng).
  • Khi sốt, trẻ rất dễ mất nước và điện giải nên các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước. Nếu con không uống được hoặc nôn quá nhiều thì cần nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế để tiến hành truyền dịch.

>>> XEM THÊM: Bệnh sởi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị đúng cách

Cham-soc-dung-cach-giup-tre-bi-soi-nhanh-chong-phuc-hoi

Chăm sóc đúng cách giúp trẻ bị sởi nhanh chóng phục hồi

Ngoài ra, để ngăn ngừa sẹo do phát ban, cũng như cải thiện các triệu chứng ngoài da của bệnh sởi, cha mẹ có thể sử dụng thêm các thành phần có tác dụng kháng khuẩn và ngừa viêm nhanh chóng. Chẳng hạn như nano bạc. Hoạt chất này đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới và tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ đã chứng minh khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn kể cả những loại không đáp ứng với kháng sinh chỉ với 1 lượng nhỏ như hạt đậu của nano bạc. 

Đặc biệt, nano bạc khi kết hợp với dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tốt, cải thiện nhanh chóng các biểu hiện ngoài da của bệnh sởi ở trẻ em.

Trẻ bị sởi tắm nước lá gì?

Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá có công dụng làm mát da, sát khuẩn để tắm cho trẻ bị sởi. Việc này giúp giảm nguy cơ bội nhiễm từ các nốt ban sởi trên cơ thể trẻ.

Vậy trẻ bị sởi tắm lá gì là an toàn và hiệu quả? Câu trả lời là các mẹ có thể sử dụng những loại lá chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm, tính mát và sát khuẩn như: Lá mùi già, vỏ bưởi, lá chè xanh tươi, lá và quả của cây mướp đắng…

Dưới đây là phương pháp sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Chọn những lá, quả tươi và rửa sạch bằng nước muối loãng.
  • Vò dập (đối với lá), cắt nhỏ (đối với quả và vỏ quả) cho vào nồi nước, đun sôi.
  • Lọc phần bã, lấy nước để nguội khoảng 40-50 độ rồi tiến hành tắm cho trẻ.

Trẻ bị sởi có nằm điều hòa được không?

Trẻ bị sởi hoàn toàn có thể nằm điều hòa, việc này rất tốt cho quá trình hồi phục bệnh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa sao cho hợp lý (nên để khoảng 27-28 độ) để tránh làm cho con bị nhiễm lạnh.

Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Nếu trong gia đình hoặc người thân của bạn có con nhỏ chưa mắc bệnh sởi thì hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để có thêm kiến thức giúp trẻ phòng tránh bệnh một cách chủ động.

Tiêm vacxin phòng bệnh sởi

Hiện nay, tiêm vacxin sởi là biện pháp phòng bệnh sởi an toàn và hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ.

Thực hiện hai mũi tiêm chủng vacxin cho trẻ em trong độ tuổi theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Mũi đầu tiên bắt buộc tiêm cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi, mũi thứ hai lúc 18 tháng tuổi.

Sau khi tiêm vacxin, thì cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tạo ra miễn dịch để không mắc lại bệnh sởi. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại vacxin khác, tiêm chủng vacxin sởi không đem lại hiệu quả 100% phòng bệnh. Vậy nên việc tiêm 2 liều vacxin được cho là cần thiết để tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch bệnh sởi trong cộng đồng.

Vacxin-MMR-giup-phong-ngua-benh-soi-cho-tre

Vacxin MMR giúp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Một số biện pháp khác giúp phòng tránh bệnh sởi

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh sởi khác mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà cho con mình:

  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên,...
  • Tạo thói quen rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh sởi.
  • Cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày (nên sử dụng nước khoáng để bổ sung thêm điện giải cho con).
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là hoa quả và thức ăn giàu vitamin A như cà chua, ớt chuông, khoai lang…
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi của trẻ sạch sẽ cũng là một biện pháp giúp phòng tránh bệnh sởi.

Để phòng ngừa sởi ở trẻ em hiệu quả, cần phải tác động vào nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh, đó là do hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng và các thảo dược là điều cần thiết và hiệu quả. Một số loại thảo dược cha mẹ có thể tham khảo như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. Các loại dược liệu này được chứng minh là có công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cải thiệu các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ.

Để thuận tiện cho việc sử dụng, các bậc phụ huynh cũng có thể tìm mua các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần kể trên để thay thế các loại cao dược liệu.

La-neem-giup-tang-cuong-suc-de-khang-va-lam-giam-trieu-chung-cua-benh-soi

Lá neem giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm triệu chứng của bệnh sởi

Như vậy là các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho “Trẻ bị sởi cần kiêng gì?”. Kiêng cữ và chăm sóc đúng cách là biện pháp giúp trẻ bị sởi chóng khỏi bệnh hơn. Hy vọng thông qua bài viết này cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh sởi và đừng quên đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp mọi thắc mắc chi tiết hơn nhé.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.nhs.uk/conditions/measles/treatment/

https://medlineplus.gov/ency/article/001569.htm

https://www.lybrate.com/topic/measles-diet