Biểu hiện của bệnh sởi thể nhẹ

Tùy vào từng giai đoạn mắc bệnh mà sởi có thể có các biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát bệnh sởi

Sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8-11 ngày không có triệu chứng, người mắc sởi sẽ xuất hiện những biểu hiện đầu tiên ở giai đoạn khởi phát. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 ngày và bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ khoảng 38-38,5 độ C. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi sởi khởi phát có thể sốt đột ngột lên tới 39-40 độ, nhất là ở trẻ nhỏ.
  • Ho khan nhẹ.
  • Chảy nước mũi.
  • Ăn không ngon (bỏ bú, biếng ăn đối với trẻ em).
  • Đau họng.
  • Mắt có màu hơi đỏ, nhiều gỉ mắt, mí mắt hơi sưng.
  • Xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ với tâm màu trắng xanh bên trong miệng, niêm mạc bên trong má, có quầng đỏ bao quanh, kích thước nhỏ - còn được gọi là đốm Koplik, đây là triệu chứng có giá trị giúp chẩn đoán xác định bệnh sởi.

>>> XEM THÊM: Bệnh sởi ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị đúng cách

Hinh-anh-dom-Koplik-do-benh-soi-gay-ra

Hình ảnh đốm Koplik do bệnh sởi gây ra

Giai đoạn mọc ban nốt sởi

Khoảng 3-4 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng khởi phát, bệnh sởi sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Mọc ban nốt sởi. Cụ thể:

  • Ban sởi có thể mọc rải rác hoặc lan rộng, xen kẽ các ban là khoảng da lành. Các nốt sởi thường xuất hiện đầu tiên ở sau tai và phần gáy, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân.
  • Các nốt sởi ở dạng sẩn, hơi nổi gờ trên da, kích thước nhỏ.
  • Nhiều người băn khoăn rằng bị sởi có ngứa không? Câu trả lời là giai đoạn mới mắc thường ít ngứa, đến khi ban sởi mọc rộng khắp cơ thể, tình trạng ngứa sẽ xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy sốt cao và mệt hơn khi ban bắt đầu mọc. Khi ban sởi mọc đến chân thì các triệu chứng toàn thân và nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần.

Giai đoạn bay nốt sởi

Các nốt sởi tồn tại trên da trong khoảng 6 ngày rồi biến mất. Các nốt ban sởi thường bay theo thứ tự từ mặt, thân rồi đến chân tay. Ban sởi bay đi để lại các nốt thâm, tróc da, tạo nên những mảng da có màu loang lổ được gọi là vằn da hổ.

Vung-da-loang-lo-tren-da-khi-mac-soi-duoc-goi-la-van-da-ho

Vùng da loang lổ trên da khi mắc sởi được gọi là vằn da hổ 

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sởi

Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi là nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi và viêm não. Các biến chứng nguy hiểm này chủ yếu do bội nhiễm gây ra.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy yếu và người chưa có miễn dịch với sởi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh nặng và mắc các biến chứng nguy hiểm

Nhiễm trùng tai

Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi là nhiễm trùng tai do bội nhiễm. Khi bị nhiễm trùng tai thì người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao, ngứa tai, có thể có chất lỏng màu vàng hoặc xanh chảy ra từ tai.
  • Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhận biết dựa trên triệu chứng: Trẻ quấy khóc, khó ngủ, sốt (gặp ở hầu hết các trường hợp), hay cựa tai vào chăn gối, lấy tay ngoáy tai thường xuyên. Một số trẻ có thể gặp phải rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Viêm phế quản

Bệnh sởi có thể dẫn đến viêm ở vị trí bên trong đường dẫn khí chính của phổi (ống phế quản). Khi mắc phải biến chứng viêm phế quản, người bệnh thường có một số biểu hiện như:

  • Sốt nhẹ 38,5 độ C, đôi khi sốt cao lên tới 39-40 độ C.
  • Ho có nhiều đờm, màu sắc đờm của người bệnh mắc viêm phế quản có thể là xanh, vàng hoặc hơi trắng đục.
  • Thở nhanh hơn bình thường, khó thở, khi thở có tiếng khò khè do phế quản bị chít hẹp.

Viem-phe-quan-la-mot-trong-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-soi

Viêm phế quản là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Viêm phổi

Viêm phổi là một biến chứng thường gặp và nguy hiểm của bệnh sởi. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh sởi có thể dẫn tới tử vong do biến chứng này. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của biến chứng viêm phổi:

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc ho.
  • Ho có đờm hoặc chất nhầy.
  • Mệt mỏi và chán ăn.
  • Sốt, vã mồ hôi và ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Hụt hơi.

Viêm màng não

Theo 1 vài thống kê cho thấy, có khoảng 1 trong 1000 người mắc bệnh sởi tiến triển nặng và gây ra biến chứng viêm màng não. Đây là biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi mắc bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra sau vài tháng hoặc vài năm sau khi khỏi bệnh.

Khi gặp phải các triệu chứng của viêm màng não được liệt kê dưới đây, bạn cần đến ngay bệnh viện/trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Sốt cao đột ngột, có thể lên tới 39-40 độ C (102,2-104 độ F).
  • Cổ cứng.
  • Đau đầu dữ dội kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Lú lẫn hoặc khó tập trung.
  • Co giật.
  • Buồn ngủ hoặc khó thức dậy.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng mạnh).

Viem-mang-nao-la-bien-chung-nguy-hiem-co-the-xay-ra-khi-mac-soi

Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc sởi

Phân biệt dấu hiệu của bệnh sởi, sốt phát ban, sốt xuất huyết và mề đay

Triệu chứng của bệnh sởi, sốt phát ban, sốt xuất huyết và mề đay có nhiều điểm tương đồng nên dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là những điểm khác biệt giúp bạn phân biệt 4 bệnh này, cụ thể như sau:

Triệu chứng Sởi Sốt phát ban Sốt xuất huyết Mề đay
Đặc điểm nốt ban Nốt ban dạng sần, khi sờ có thể cảm nhận được các nốt gồ lên bề mặt da. Nốt ban mịn, ít gồ lên bề mặt da. Khi căng vùng da quanh nốt phát ban thấy chấm đỏ mất đi, thả tay ra thì chấm đỏ xuất hiện lại ngay lập tức. Nốt ban mịn, không gồ lên bề mặt da. Khi căng vùng da quanh nốt phát ban thấy chấm đỏ không mất đi (nhìn thấy mờ), buông tay khoảng 2-3 giây sau mới xuất hiện rõ rệt trở lại Ban không có nốt, gồ lên bề mặt da tạo thành mảng cứng, ấn không lõm.
Ngứa ở các nốt ban Thường gặp Không Không Ngứa nhiều
Thứ tự mọc ban Ban sởi mọc theo thứ tự từ  gáy, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân. Ban nổi đồng loạt trên toàn cơ thể. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ban nổi đồng loạt trên toàn cơ thể.
Ban khi lặn Để lại vết thâm, loang lổ, còn gọi là “vằn da hổ” Khi lặn thường không để lại vết thâm hay sẹo Khi lặn thường không để lại vết thâm hay sẹo Khi lặn thường không để lại vết thâm hay sẹo
Chảy nước mũi Không Thường gặp Không
Mắt đỏ Không Không Không
Đau nhức cơ thể Không Không Không
Phù mí mắt Thường gặp Không Đôi khi Có thể có nếu mề đay xuất hiện ở mắt.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng Không Không Đôi khi Không

Hinh-anh-minh-hoa-ban-cua-sot-xuat-huyet-ben-trai-va-ban-soi-ben-phai

Hình ảnh minh họa ban của sốt xuất huyết (bên trái) và ban sởi (bên phải)

Hướng dẫn điều trị bệnh sởi đúng cách

Cách điều trị bệnh sởi hiệu quả nhất là chăm sóc và giảm thiểu triệu chứng. Nguyên nhân là do hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi.

Dưới đây là cách chữa bệnh sởi đúng cách ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Hạ sốt: Có thể hạ sốt bằng cách chườm mát hoặc sử dụng thuốc paracetamol, ibuprofen (tham khảo ý kiến của bác sĩ).
  • Giảm ho: Sử dụng các loại đồ uống có chứa mật ong giúp giảm ho hiệu quả (chú ý tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi).
  • Tăng cường vệ sinh mũi họng: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và họng (súc miệng) hàng ngày.
  • Tắm trong phòng kín bằng nước ấm mỗi ngày để tránh nguy cơ bội nhiễm từ các nốt ban sởi.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Sử dụng các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu và đầy đủ chất dinh dưỡng như cháo thịt băm, cháo sườn…
  • Khi thấy các dấu hiệu biến chứng của bệnh sởi thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị người mắc bệnh sởi nên sử dụng thêm nano bạc, chiết xuất neem và chitosan. Đây đều là những thành phần được nhiều nghiên cứu chứng minh về công dụng kháng khuẩn, chăm sóc, bảo vệ da, hỗ trợ nhanh lành vết ban sởi một cách an toàn và hiệu quả.

  • Nano bạc: Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên toàn thế giới và tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam cho thấy nano bạc có công dụng kháng khuẩn vượt trội, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau như  Escherichia coli, Coliform, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả) cùng nhiều loại vi khuẩn và nấm ký sinh gây bệnh khác.
  • Chiết xuất neem: Lá neem mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như điều hòa miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm ký sinh, làm giảm nguy cơ bội nhiễm từ các vết thương ngoài da. Từ đó, mang lại hiệu quả tối đa trong tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa hình thành sẹo.
  • Chitosan: Nghiên cứu tin cậy được đăng tải trên tạp chí Nigeria Journal of Medicine có đưa ra kết luận như sau: Chitosan có công dụng kháng khuẩn, tăng cường làm lành vết thương và giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Nhieu-nghien-cuu-chung-minh-la-neem-lam-giam-nguy-co-boi-nhiem-khi-mac-soi

Nhiều nghiên cứu chứng minh lá neem làm giảm nguy cơ bội nhiễm khi mắc sởi

Những biện pháp giúp phòng bệnh sởi

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết: Tiêm vacxin sởi là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Theo đó, CDC khuyến nghị tiêm mũi đầu tiên cho trẻ vào lúc 12 - 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ 4-6 tuổi hoặc ít nhất 28 ngày sau liều đầu tiên.

Người lớn chưa mắc sởi cũng nên tiêm 1 liều vacxin sởi sớm nhất để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Ngoài tiêm vacxin thì cũng có một số biện pháp khác giúp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả như:

  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, bao gồm công viên, siêu thị và đặc biệt là bệnh viện.
  • Tạo thói quen rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người có các dấu hiệu của bệnh sởi.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày, sử dụng các loại nước trái cây chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh cũng rất tốt cho việc phòng ngừa bệnh sởi.
  • Bổ sung thêm vitamin A từ các loại hoa quả như cà chua, ớt chuông, đu đủ…
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi của trẻ thường xuyên cũng là một biện pháp phòng ngừa bệnh sởi.

Việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do bệnh sởi gây ra. Hiện nay, sử dụng các loại thảo dược quý đến từ thiên nhiên là phương pháp nâng cao sức đề kháng hiệu quả được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Cụ thể, một số loại thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài hay cao tạo giác thích đều được nhiều nghiên cứu chứng minh về công dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả:

  • Cao lá neem: Lá neem được nghiên cứu chứng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại virus, vi khuẩn và nấm ký sinh gây bệnh.
  • Cao lá xoài: Các nghiên cứu thực nghiệm từ những năm 70 của thế kỷ trước đã chứng minh rằng hợp chất mangiferin có trong lá xoài đem lại công dụng kháng khuẩn vượt trội, giúp phòng ngừa được nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh sởi.
  • Cao tạo giác thích: Đây là loại dược liệu được tin dùng bởi đặc tính kháng viêm và khả năng diệt khuẩn rất mạnh, giúp giảm thiểu triệu chứng và nguy cơ bội nhiễm khi mắc sởi, từ đó ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tao-giac-thich-giup-chong-viem-va-khang-khuan-virus-soi-hieu-qua

Tạo giác thích giúp chống viêm và kháng khuẩn, virus sởi hiệu quả

Trên thị trường đã có loại cốm hòa tan chứa các thảo dược như cao tạo giác thích, lá xoài, neem nên rất tiện sử dụng cho người bị sởi. Cha mẹ có thể tìm mua cho con tại các quầy thuốc trên toàn quốc và sử dụng kết hợp với gel bôi nói trên sẽ cho hiệu quả nhanh hơn với bệnh sởi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sởi tuy lành tính nhưng nếu phát hiện muộn cũng như nhầm lẫn trong nhận biết có thể dẫn đến điều trị sai hướng, nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm cao. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc có thể hiểu hơn phần nào về những dấu hiệu cũng như phương pháp điều trị sởi đúng cách. Hãy để lại bình luận ngay bên dưới nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh sởi, các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp chi tiết, cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/measles/hcp/index.html

https://www.nhs.uk/conditions/measles/

https://kidshealth.org/en/parents/measles.html