Bệnh sởi gây ngứa, đúng hay sai?
Nếu bạn đang thắc mắc: “Người bị bệnh sởi có ngứa không?” thì câu trả lời là không. Sởi rất ít khi gây ngứa kể cả bị nổi ban đỏ toàn thân. Vì vậy, bạn cần xác định rõ và không nên khẳng định rằng ngứa là một dấu hiệu nhận biết bệnh sởi để tránh xảy ra sự nhầm lẫn với các vấn đề ngoài da khác.
Một số triệu chứng điển hình khác giúp người bệnh dễ dàng nhận biết bệnh sởi, đó là:
- Nổi ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan đến cánh tay và chân. Có màu đỏ và kéo dài khoảng từ 5 đến 7 ngày.
- Đốm Koplik màu xám xuất hiện bên trong niêm mạc má với kích thước bằng một hạt cát, màu trắng và không gây đau.
Bệnh sởi dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý nào?
Bệnh sởi thường bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da có biểu hiện gần giống như sốt phát ban, ban đào và rubella. Người bệnh có thể dựa vào đặc điểm phát ban như sau để phân biệt:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hạt Koplik màu trắng xuất hiện trong má là triệu chứng điển hình của bệnh sởi
Bị sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Bệnh sởi khá lành tính và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp người bệnh có thể áp dụng điều trị sởi được nhiều chuyên gia khuyến cáo, cụ thể như sau:
Điều trị giảm nhẹ triệu chứng
Các triệu chứng sởi có thể gây ra sự khó chịu cho người bệnh, vì thế điều trị giảm nhẹ các biểu hiện là điều cần thiết. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các biện pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng sởi bao gồm:
- Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen khi thân nhiệt của người bệnh trên 38 độ C. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ dưới 16 tuổi vì có thể gây ra hội chứng Reye - đe dọa đến tính mạng người mắc.
- Uống nhiều nước, nước ép hoa quả, bổ sung chất điện giải để tránh tình trạng mất nước dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
- Bổ sung vitamin A theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phát ban sởi luôn trở thành nỗi lo lắng của người bệnh vì có thể để lại sẹo thâm. Để ngăn ngừa hình thành sẹo trên da, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm, gel bôi chứa nano bạc. Hoạt chất nano bạc đã được nghiên cứu và cho kết quả tiêu diệt virus, vi khuẩn chỉ với 1 lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, khi kết hợp nano bạc với một số thành phần như chitosan, dịch chiết neem, kẽm salicylate sẽ tạo nên một công thức hoàn hảo giúp kháng khuẩn, làm sạch, tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo hình thành.
Nano bạc ngăn ngừa hình thành sẹo do bệnh sởi gây ra
Chăm sóc người bệnh sởi tại nhà
Sởi có thể nhanh chóng hồi phục hơn nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Các biện pháp chăm sóc người bệnh tại nhà có thể áp dụng, bao gồm:
- Điều trị đau mắt: Nhẹ nhàng làm sạch ghèn mắt và lông mi bằng bông gòn thấm nước. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh gây tổn thương mắt nặng hơn. Có thể bổ sung vitamin A thông qua chế độ ăn hoặc thực phẩm bổ sung để cải thiện.
- Uống nước ấm, đặc biệt là đồ uống có chanh hoặc mật ong giúp thông thoáng đường thở người bị sởi. (Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi).
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng nâng cao sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch - giải quyết nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh sởi. Một số loại thảo dược đã có nhiều chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng và được chuyên gia đánh giá cao, bao gồm: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích.
Ngoài ra, hoạt chất L-lysine được đánh giá là một acid amin cần thiết cho việc nâng cao hệ miễn dịch. Vì thế, nhằm thuận tiện hơn trong sử dụng, người bệnh có thể lựa chọn các dòng sản phẩm có chứa L-lysine và các loại thảo dược trên để thay thế.
L-lysine kết hợp với các thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
Hy vọng thông qua bài viết này, thắc mắc về vấn đề “bệnh sởi có ngứa không?” đã được giải đáp. Từ đó, bạn biết cách nhận biết và điều trị bệnh sởi tại nhà hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Dược sĩ Nhật Hạ
Tài liệu tham khảo
https://www.emedicinehealth.com/measles/article_em.htm