Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Các triệu chứng sởi thường bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus 10-12 ngày và kéo dài trong khoảng từ 7-10 ngày. Bệnh thường bắt đầu với những biểu hiện như sốt cao trên 40 độ C, ho, chảy nước mũi và viêm mắt.

Một số biến chứng nguy hiểm bệnh sởi như: Viêm phổi, mù lòa, điếc, tổn thương não, nhiễm trùng. Theo thống kê của WHO cho thấy, sởi có thể giết chết 568 người mỗi ngày, chủ yếu là trẻ em. 

Cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân, người nhà có dấu hiệu bệnh sởi, hãy lập tức tới cơ sở y tế/bệnh viện để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời. Bệnh sởi có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được theo dõi và điều trị đúng cách. 

Trong một vài trường hợp, người mắc bệnh sởi có thể được bác sĩ chỉ định chăm sóc tại nhà với 4 nguyên tắc, cụ thể như sau: 

Dieu-tri-benh-soi-can-thuc-hien-theo-4-nguyen-tac.webp

Điều trị bệnh sởi cần thực hiện theo 4 nguyên tắc

Điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh sởi

Sởi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu bởi những triệu chứng như sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng, viêm mắt,... Để hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:

Hạ sốt bằng cách chườm mát và uống paracetamol nếu người bệnh sốt cao trên 38 độ C. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol dạng lỏng cho trẻ dưới 16 tuổi. Tuyệt đối không sử dụng aspirin bởi thuốc có thể gây ra những hội chứng nghiêm trọng như Reye - một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.

Bổ sung đủ nước và điện giải bằng đường uống. Chỉ tiến hành truyền dịch khi có các biểu hiện nôn nhiều hoặc không thể bổ sung bằng đường uống.

Bổ sung vitamin A giúp bảo vệ mắt, chống mù lòa và làm giảm 50% tỷ lệ tử vong do bệnh sởi. Người bệnh cần chú ý bổ sung như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống: 50.000 đơn vị/ngày và sử dụng 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị/ngày và sử dụng 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn: 200.000 đơn vị/ngày và sử dụng 2 ngày liên tiếp.
  • Trường hợp sau khi bổ sung liều lượng vitamin A mà vẫn còn các biểu hiện thiếu như: Quáng gà, khô mắt, đau mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng mạnh,... thì lặp lại liều như trên trong khoảng từ 4 đến 6 tuần.

Ho-tro-chua-benh-soi-giup-giam-nhe-trieu-chung.webp

Hỗ trợ chữa bệnh sởi giúp giảm nhẹ triệu chứng

Nhận biết và điều trị biến chứng nghiêm trọng

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì thế, người bệnh cần được theo dõi kỹ và điều trị ngay khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sởi trở nên nặng nề hơn, bao gồm:

  • Khó thở.
  • Đau tức ngực dữ dội và cảm thấy đau nặng hơn khi hít thở.
  • Ho ra máu.
  • Buồn ngủ.
  • Co giật, phù nề.

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế/bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Chăm sóc người bệnh sởi tại nhà

Người bị bệnh sởi có thể hồi phục nhanh hơn nếu chăm sóc đúng cách. Một số biện pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo mà người bệnh có thể áp dụng, cụ thể như sau:

  • Nhỏ mắt 3-4 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc cloramphenicol 0.1%.
  • Bổ sung chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Chế biến thành món ăn dạng lỏng, dễ nuốt và không nêm gia vị quá đậm vì có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng nước ấm.
  • Chủ động cách ly, người bệnh cần ở riêng một phòng bởi sởi có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh.
  • Uống nhiều nước, nước ép hoa quả, trà thảo mộc để bổ sung, tránh tình trạng mất nước.

Các nốt phát ban sởi nếu không được xử trí tốt thì sau khi lành có thể để lại sẹo, vết thâm khiến người bệnh lo lắng. Hiểu được những điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chứng minh thành công những hoạt chất có khả năng tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo hình thành. Các hoạt chất đó bao gồm: Nano bạc, chitosan, dịch chiết neem, kẽm salicylate. Đặc biệt, thành phần nano bạc đã được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ chỉ ra rằng: Chỉ một lượng rất nhỏ nano bạc đã có thể tiêu diệt hầu hết tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm kể cả các chủng kháng nhiều loại kháng sinh.

Nano-bac-khang-khuan-manh-me-ho-tro-cai-thien-benh-soi.webp

Nano bạc kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ cải thiện bệnh sởi

Lưu ý khác trong điều trị sởi

Một số lưu ý khác người bệnh sởi cần lưu ý, bao gồm:

  • Điều trị đau mắt: Sử dụng bông gòn thấm nước để làm sạch ghèn mắt và lông mi. Cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính có ánh sáng quá cao.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn trên giường, hạn chế hoạt động chạy nhảy, vận động nặng.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi để hạ sốt, giảm ho và đau họng.
  • Không uống đồ lạnh, cho người bệnh uống nhiều nước ấm, đặc biệt là chanh, mật ong. Điều này giúp người bệnh thư giãn và làm dịu cơn ho. (Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi)

Phòng ngừa bệnh sởi

Sởi có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh, ước tính cứ 1 người mắc bệnh sởi sẽ có thể truyền nhiễm cho 12-18 người. Vì vậy, phòng ngừa sởi ngay hôm nay là điều cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình bạn.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc phòng bệnh sởi cần đảm bảo thực hiện những phương pháp sau:

Tiêm vacxin phòng sởi

Tại Việt Nam, có tới 98,7% mắc sởi là do chưa tiêm phòng vacxin. Vì thế, tất cả mọi người đều cần thực hiện tiêm chủng theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương. Mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc 18 tháng tuổi.

>>> XEM THÊM: Trẻ bị sởi cần kiêng gì? Có cần kiêng gió kiêng nước không?


Tiem-phong-soi-la-bien-phap-giup-phong-ngua-benh-soi-hieu-qua.webp

Tiêm phòng là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Cách ly người bệnh sởi

Người mắc bệnh sởi cần được cách ly tại nhà hoặc cơ sở y tế/bệnh viện theo hướng dẫn của bác sĩ. Mỗi người đều cần thực hiện những nguyên tắc sau, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra:

  • Đeo khẩu trang y tế cho người bệnh, người chăm sóc.
  • Hạn chế tiếp xúc hết mức có thể.
  • Thời gian cách ly tối thiểu 4 ngày kể từ khi nghi ngờ cho đến lúc phát ban.
  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể và sát trùng mũi họng.

Bên cạnh đó, phòng ngừa bệnh cần tác động trực tiếp vào nguyên nhân sâu xa gây ra sởi: Do hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém. Để làm được điều này, việc bổ sung qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao là chưa đủ, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên sử dụng thêm các loại thảo dược từ thiên nhiên như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. Những thảo dược này đã được chứng minh tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả và an toàn nên người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, L-lysine được đánh giá là một loại acid amin tham gia vào quá trình xây dựng các protein trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa L-lysine và các thảo dược kể trên để thuận tiện hơn trong sử dụng.

Ket-hop-L-lysine-va-cac-thao-duoc-giai-quyet-nguyen-nhan-sau-xa-gay-ra-benh-soi.webp

Kết hợp L-lysine và các thảo dược giải quyết nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh sởi

Trên đây là các cách điều trị bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin quan trọng để bảo vệ bản thân và chính gia đình của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh sởi cũng như biện pháp điều trị đúng, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp chi tiết hơn.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/measles

https://www.nhs.uk/conditions/measles/treatment/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/diagnosis-treatment/drc-20374862