Điều trị cúm A tại nhà bằng thuốc

Tất cả thuốc điều trị cúm A được hướng dẫn sử dụng tại nhà đều dùng với mục đích giảm nhẹ triệu chứng. Bởi vậy, bước đầu cần kiểm tra các triệu chứng cúm A người bệnh gặp phải là gì, từ đó lựa chọn thuốc điều trị cúm A phù hợp. Người mắc cúm A có thể xuất hiện các biểu hiện như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, có lúc lên tới 39 - 40 độ C. Người có cảm giác lạnh dọc sống lưng, bủn rủn.
  • Ngứa rát họng, ho không xuất hiện đờm, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Co rút, căng buốt cơ bắp, nhức đầu.
  • Cảm thấy toàn thân mất sức, suy nhược.

Và phần lớn trường hợp mắc cúm A đều có thể tự điều trị bằng cách dùng các loại thuốc được liệt kê dưới đây.

Điều trị triệu chứng cúm A bằng thuốc hạ sốt    

Để điều trị cúm A, đầu tiên cần chuẩn bị thuốc hạ sốt. Khi người bệnh có tình trạng sốt cao trên 38.5 độ C liên tục không hạ, có thể dùng thuốc để hạ sốt. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng và thành phần:

  • Với người trưởng thành, cần khoảng 500mg/lần thuốc hạ sốt paracetamol. Trong khi đó, liều lượng thuốc hạ sốt khi dùng để điều trị cúm A cho trẻ chỉ vào khoảng 10-15mg/kg/lần. Thời gian giữa 2 lần uống thuốc paracetamol tốt nhất là từ 6 tiếng trở lên và không dùng nhiều hơn 4 lần/ngày. Một số loại biệt dược phổ biến trên thị trường có thể kể đến như panadol,  hapacol, tiffy,...
  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau không steroid khi được bác sĩ kê đơn để hạ sốt và giảm đau nhức khi điều trị cúm A.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin cho người dưới 18 tuổi, bởi sử dụng thuốc này có thể gây tổn thương tới não và phổi, thậm chí là tử vong.

Để an toàn trong điều trị và mang lại hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết về triệu chứng, độ tuổi, cân nặng cùng các bệnh lý nền (nếu có) của người mắc cúm A khi khám bệnh.

>>> XEM THÊM: Nhận dạng nhanh biểu hiện cúm A và cách sống khỏe mùa cúm

Dung-thuoc-ha-sot-dieu-tri-cum-A-can-chu-y-lieu-luong-thanh-phan

Dùng thuốc hạ sốt điều trị cúm A cần chú ý liều lượng, thành phần

Điều trị triệu chứng cúm A bằng loại thuốc khác

Cúm A không chỉ gây mệt mỏi, mất sức vì những cơn sốt liên tục, người bệnh còn gặp khó chịu bởi các triệu chứng đường hô hấp cấp. Rất nhiều loại thuốc giảm ho, hắt xì, sổ mũi… có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Tuy nhiên hãy chọn các loại thuốc lành tính, ít tác dụng phụ nhất để dùng tại nhà.

  • Một số loại thuốc điều trị triệu chứng cúm A phổ biến như: Diphenylhydramin, Bảo Phế Vương (Trị ho); Coldacmin Flu, Nozeytin F, Tiffy và Decolgen (Trị sổ mũi),.... 
  • Nên kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng chứa cao lá neem, cao tạo giác thích,... giúp cải thiện triệu chứng cúm A nhanh hơn. 
  • Không nên dùng các loại thuốc giảm ho có chứa codein hay pholcodin cho người dưới 18 tuổi. Thay vào đó có thể dùng thuốc chứa thành phần thảo dược, mật ong…
  • Nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng thay vì dùng thuốc xịt thông mũi. Nước muối có tác dụng sát khuẩn nhẹ, không gây tác dụng phụ và có thể dùng cho cả trẻ nhỏ.

Điều trị cúm A tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Song song với việc dùng các loại thuốc để điều trị triệu chứng cúm A, vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bệnh cũng rất quan trọng.        

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc cúm A

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị cúm A có thể chia làm 2 giai đoạn: Trong và sau khi mắc bệnh cúm A. Cụ thể như sau:

Dinh dưỡng trong thời gian điều trị cúm A.

Trong giai đoạn điều trị cúm A, người bệnh nên ăn những thức ăn được chế biến lỏng, mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa. Có thể nấu các món như cháo cá, cháo bí đỏ, cháo gà; canh hầm rau củ, súp… sẽ đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp trong thời gian điều trị cúm A tại nhà.

Sốt cao khiến người bệnh mất nước và điện giải. Vì thế, người bệnh nên bổ sung nhiều nước ấm, nước ép hoa quả và dung dịch điện giải như oresol, hydrate. Để mau chóng hạ thân nhiệt, người bệnh cúm A có thể sử dụng khăn lau phần nách, bẹn và trán.

Dinh dưỡng để phục hồi sau cúm.

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin sau ốm dậy. Đặc biệt, vitamin C hoặc B1 là nhóm rất cần thiết trong giai đoạn này. 

Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm virus từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, một số vi chất có lợi cho hệ miễn dịch nên được bổ sung bằng đường uống như:

  • Acid amin L-lysine là chất cơ thể không tự tổng hợp được, cần được bổ sung từ bên ngoài. Chất này là nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất protein, từ đó tạo ra hormone, tế bào miễn dịch và enzym cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung L-lysine là cách gián tiếp để gia tăng miễn dịch của cơ thể.
  • Kẽm gluconate giúp giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản… Tăng cường bổ sung kẽm gluconate giúp vết thương mau lành và giảm nhiễm trùng.

Nen-bo-sung-vi-chat-de-nang-cao-suc-de-khang-sau-giai-doan-dieu-tri-cum-A

Nên bổ sung vi chất để nâng cao sức đề kháng sau giai đoạn điều trị cúm A

Chế độ sinh hoạt cần chú ý trong và sau điều trị cúm A

Chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi của người mắc cúm A. Người bệnh điều trị cúm A tại nhà hãy thực hiện tốt 3 vấn đề dưới đây.

Nơi ở, nghỉ ngơi của người bị cúm A

  • Nơi ở cần kín gió, thoáng khí, ít tiếng ồn. 
  • Tránh dùng điều hòa dễ gây khô mũi họng và làm bệnh lâu khỏi hơn.
  • Không ở chung phòng với người khỏe mạnh để tránh lây nhiễm chéo.

Vấn đề vệ sinh trong giai đoạn có triệu chứng

  • Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi hắt hơi, xì mũi, ho.
  • Xông tinh dầu các loại lá như sả, húng, bạc hà để giữ sạch không khí và giúp người đang điều trị cúm A thông mũi, hít thở dễ chịu hơn.

Vận động trong và sau điều trị cúm A

  • Trong thời gian mắc cúm A, nhiều người không có đủ sức lực để vận động. Tuy nhiên, người bệnh nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng mỗi 1-2 tiếng. Điều này sẽ giúp chân tay người bị cúm A đỡ mỏi và khỏe hơn so với chỉ nằm tại chỗ.
  • Sau khi khỏi cúm A, người bệnh nên từ từ vận động trở lại và cần chú ý theo dõi nhịp thở. Đi bộ hoặc tập vài động tác yoga đơn giản sẽ phù hợp  trong 1 - 2 tuần sau cúm A. Điều này sẽ giúp cơ thể quen dần trở lại với cường độ luyện tập cũ.

Các trường hợp bị cúm A cần nhập viện 

Trường hợp người bị cúm A có dấu hiệu sốt cao liên tục trên 3 ngày hoặc các triệu chứng cúm A đã giảm, nhưng đột ngột nặng trở lại cần sớm nhập viện. 

Những người cần đặc biệt lưu ý khi mắc cúm A

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng của bệnh, một số nhóm người nên được chăm sóc 24/24h đó là: 

  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ có thai.
  • Trẻ em dưới 24 tháng.
  • Người mắc chứng suy giảm miễn dịch. 

Đây là những người có nguy cơ cao gặp hội chứng Reye, biến chứng về tim, não nếu không được điều trị kịp thời khi mắc cúm A.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo cúm A ở trẻ - Thông tin hữu ích dành cho bố mẹ

Mot-so-doi-tuong-can-duoc-theo-doi-dac-biet-khi-mac-cum-A

Một số đối tượng cần được theo dõi đặc biệt khi mắc cúm A

Phác đồ điều trị cúm A tại bệnh viện

Điều trị cúm A tại bệnh viện cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như sau:

  • Người bị nghi ngờ mắc cúm A sẽ được cách ly và phân loại mức độ bệnh, yếu tố nguy cơ.
  • Người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng virus oseltamivir, zanamivir dựa trên cân nặng và độ tuổi với liệu trình 5 ngày. Trong đó thuốc oseltamivir được dùng như sau:
  • Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 75mg.
  • Trẻ từ 1 tuổi tới 13 tuổi: Cân nặng ít hơn 15kg dùng 30mg/lần; Cân từ 15 đến 23kg dùng 45mg/lần; Cân từ 23 tới 40kg dùng 60mg/lần; Trên 40kg dùng 75mg/lần. Mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Dưới 1 tháng dùng 2mg/kg/lần; Từ 1-3 tháng dùng 2,5mg/kg/lần; Từ 3-12 tháng dùng 3mg/kg/lần. Mỗi ngày dùng 2 lần.

Zanamivir được dùng trong trường hợp thiếu thuốc hoặc người bệnh không đáp ứng với oseltamivir.

  • Người lớn và trẻ từ 7 tuổi trở lên: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10mg/2 lần hít.
  • Trẻ từ 5 tới 7 tuổi: Ngày dùng 1 lần, 10mg/2 lần hít.
  • Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp thở oxy, thở máy CPAP hoặc thông khí.
  • Điều trị triệu chứng tại bệnh viện: Hạ sốt cho trường hợp trên 38.5 độ C, và chỉ dùng paracetamol. Đồng thời cho người bệnh dùng thêm bù nước, điện giải.

Bác sĩ sẽ điều trị cho tới khi người mắc cúm A hết sốt và không còn vấn đề về hô hấp. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày tính từ lúc có triệu chứng đầu tiên.

Nguoi-mac-cum-A-duoc-dieu-tri-trieu-chung-va-ho-tro-tho-may-tai-benh-vien

Người mắc cúm A được điều trị triệu chứng và hỗ trợ thở máy tại bệnh viện

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Cả người bệnh và người chăm sóc đều cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc tham gia vào điều trị cúm A cho người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nhỏ nước muối mũi họng trước và sau khi tiếp xúc với người mắc cúm A.
  • Bổ sung các thực phẩm, các chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
  • Không dùng chung thức ăn, đồ dùng cá nhân với người đang bị cúm A.
  • Cần xử lý riêng khăn giấy, khăn lau mũi, miệng của người mắc cúm. 

Bên cạnh đó, phòng ngừa lây nhiễm cúm bằng các loại dược liệu tự nhiên là xu thế được nhiều nền y học trên thế giới đón nhận. Một số cây thuốc lành tính thường dùng để nâng cao đề kháng, phòng ngừa cúm có thể kể đến như:

  • Lá neem giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe do thành phần của chúng chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Nghiên cứu thuộc đại học Taibah cũng đã chứng minh tính chống oxy hóa của 2 hoạt chất nimbolide và azadirachtin trong lá neem cao hơn nhiều so với vitamin C.
  • Lá xoài non có tác dụng kháng những chủng vi khuẩn thường xuất hiện ở người bị suy giảm sức đề kháng. Lá xoài non giúp ức chế các vi khuẩn như: Tụ cầu vàng (gây nhiễm trùng, lở loét da), liên cầu khuẩn nhóm B, vi khuẩn gây lao nhiễm qua đường hô hấp,...
  • Gai bồ kết (hay còn gọi là tạo giác thích) giúp ngăn chặn quá trình sinh sôi và phát triển của nhiều loại virus gây bệnh ở người. Công dụng này chủ yếu đến từ 2 hoạt chất saponaretin và flavonoid có trong gai bồ kết. 

Để tiện dụng, bạn có thể tham khảo sử dụng các thảo dược này dưới dạng cốm thảo dược.

Dùng thuốc, quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và sử dụng thảo dược tăng cường miễn dịch là cách tốt nhất để điều trị cúm A tại nhà. Người mắc cúm nên làm theo các hướng dẫn này để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh khỏi bệnh. Trong quá trình chữa cúm tại nhà, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sức khỏe miễn phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.healthline.com/nutrition/lysine-benefits

https://www.cdc.gov/flu/treatment/takingcare.htm

https://www.webmd.com/cold-and-flu/coping-with-flu