Dấu hiệu nhận biết cúm A ở người lớn

Cúm A là bệnh do virus truyền nhiễm loại A gây ra, với các triệu chứng điển hình ở hệ hô hấp trên và dưới. Hầu hết các trường hợp, cúm A ở người lớn đều có biểu hiện nhẹ và ít diễn biến phức tạp hơn trẻ em, tuy nhiên các biến chứng nặng của bệnh có thể dẫn đến tử vong. 

Các biểu hiện thường gặp của cúm A

Ban đầu, cúm A thường có các biểu hiện giống cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng của cúm A có xu hướng xuất hiện đột ngột chứ không chậm rãi như cảm lạnh. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh cúm A ở người lớn, cụ thể như sau:

  • Sốt cao: Thông thường, người bệnh sẽ sốt cao một cách đột ngột (trên 38 độ C) kèm theo ớn lạnh. Người mắc cúm A sẽ không sốt quá cao (trên 39 độ C) hoặc kéo dài như bị cảm lạnh.
  • Ho khan: Một trong những biểu hiện cúm A ở người lớn điển hình là đau họng, ho khan. Những cơn ho khan thường xuyên, dai dẳng trong nhiều ngày có thể làm người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
  • Đau nhức cơ thể: Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức toàn thân, đặc biệt là ở đầu, lưng dưới và chân. 
  • Mệt mỏi: Cúm A có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi và yếu ớt, thậm chí không muốn ra khỏi giường. 

Ngoài các biểu hiện điển hình ở trên, người mắc cúm A còn có một vài triệu chứng khác như hắt hơi liên tục, tiêu chảy, đau nhức mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi và ăn uống không ngon miệng, đôi khi muốn ngất xỉu.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo cúm A ở trẻ - Thông tin hữu ích dành cho bố mẹ

Bieu-hien-cum-A-o-nguoi-lon-thuong-gap-gom-ho-sot-cao-met-moi-va-dau-nhuc 

Biểu hiện cúm A ở người lớn thường gặp gồm ho, sốt cao, mệt mỏi và đau nhức 

Mách bạn cách phân biệt biểu hiện cúm A với COVID-19

Cúm A và COVID-19 đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Các biểu hiện cúm A ở người lớn thường xuất hiện sau khoảng 1-4 ngày nhiễm virus, còn COVID-19 thì khoảng 2-14 ngày, thậm chí 21 ngày sau khi nhiễm. 

Triệu chứng cúm A và COVID-19 khá tương đồng, đôi khi rất khó phân biệt như: Sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi/nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tiêu chảy. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể phân biệt dựa vào những triệu chứng điển hình của COVID-19 so với cúm A như: 

  • Mất vị giác hoặc khứu giác: Nếu như cúm A hầu như chỉ gây nhạt miệng thì COVID-19 có thể làm mất vị giác hoặc khứu giác, khiến người bệnh hoàn toàn không thể cảm nhận mùi vị của đồ ăn thức uống. Theo CDC Hoa Kỳ, 50% –75% người dân mắc COVID-19 ở Mỹ gặp rối loạn chức năng khứu giác.
  • Khó thở: Tình trạng thiếu oxy, khó thở biểu hiện rõ rệt hơn ở người mắc COVID-19 so với cúm. 

Tuy nhiên, các triệu chứng phân biệt này không quá rõ ràng và đôi khi biểu hiện không hoàn toàn. Vì vậy, cách tốt nhất để phân biệt cúm A và COVID-19 là làm xét nghiệm chẳng hạn như test nhanh để phát hiện căn nguyên của bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của cúm A không nên coi thường

Cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Biến chứng nguy hiểm của cúm A là viêm phổi và làm các bệnh mạn tính tiến triển nặng nhanh hơn. Đa số các trường hợp cúm A chỉ kéo dài khoảng một tuần, nếu quá 7 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì người bệnh có khả năng bị tiến triển sang giai đoạn nặng, hay còn gọi là biến chứng của cúm A. Cụ thể, các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như sau: 

  • Viêm phổi: Đây được coi là biến chứng phổ biến nhất của bệnh cúm A ở người lớn với các biểu hiện đau tức ngực dữ dội, khó thở hoặc thở gấp. Viêm phổi do cúm cũng được coi là một trong những biến chứng nặng nề nhất, có thể dẫn đến tử vong.
  • Các biến chứng ngoài phổi: Ngoài tác động lên đường hô hấp, virus cúm A có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các bộ phận khác của cơ thể. Biến chứng tim tuy không phổ biến nhưng viêm ngoài màng tim và viêm cơ tim đều đã được ghi nhận với các biểu hiện điển hình như: Đau ngực, có cảm giác thắt nghẹt, tăng lên khi thở sâu. 
  • Làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý mạn tính: Trường hợp mắc bệnh lý mạn tính như hen suyễn, đái tháo đường… mà mắc cúm A thì có thể tiến triển thành giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ với hen suyễn, khi mắc bệnh, virus cúm A sẽ xâm nhập và gây viêm long đường hô hấp, từ đó làm tăng nhạy cảm với các chất gây dị ứng, dẫn đến tình trạng hen nặng nề hơn. 

Khi gặp một trong các dấu hiện trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế/trung tâm cấp cứu gần nhất để được xử trí kịp thời. 

>>> XEM THÊM: Cúm A có nguy hiểm không? Hiểu để phòng tránh bệnh đúng cách

Mot-trong-cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-cum-A-o-nguoi-lon-la-viem-phoi

Một trong các biến chứng nguy hiểm của cúm A ở người lớn là viêm phổi 

4 cách xử trí hiệu quả khi mắc cúm A ở người lớn

Ngay khi có những biểu hiện cúm A, người bệnh cần áp dụng ngay 4 biện pháp điều trị sớm đó là có chế độ ăn uống đầy đủ, hạ sốt, thuốc làm giảm triệu chứng đường hô hấp và nâng cao sức đề kháng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn biến chứng và cải thiện bệnh nhanh hơn. Các cách điều trị cúm A tại nhà bạn có thể tham khảo như sau:

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng cúm A nhanh hơn. Các nhóm chất mà người bị cúm A cần nên ăn hàng ngày bao gồm: Chất bột đường, béo, protein, vitamin, khoáng chất. Nên thay đổi thực đơn hàng ngày để đảm bảo khẩu phần cân đối. Bạn cần uống đủ nước để tránh mất nước, bổ sung bằng nước lọc, nước trái cây, súp, dung dịch bù nước và điện giải oresol. 

Dùng các biện pháp vật lý

Khi sốt, bạn có thể dùng các biện pháp vật lý để hạ sốt như chườm mát, lau người bằng nước ấm, xông hơi. Mặc dù các phương pháp này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt cho người mắc cúm A. 

Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Các thuốc điều trị triệu chứng cúm A (dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế) được khuyến cáo là:

  • Paracetamol: Được dùng để hạ sốt với các trường hợp có sốt cao (trên 38 độ C), với liều từ 500mg-1000mg cách nhau 4-6h và tuyệt đối không uống quá 4 lần/ngày.
  • Thuốc kháng virus như oseltamivir, zanamivir, peramivir hoặc baloxavir: Đa số các thuốc này sẽ dùng để điều trị cúm A với các trường hợp có nguy cơ cao bị biến chứng, giúp rút ngắn thời gian của bệnh.

Nâng cao đề kháng của cơ thể

Ăn uống đủ chất kết hợp nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao đề kháng của cơ thể cũng là cách trị cúm A hiệu quả nên áp dụng sớm. Một điều quan trọng mà người bị cúm A cần làm là ngủ đủ giấc vì điều này giúp hệ miễn dịch dễ dàng chống lại virus hơn.

Ngoài ra, để nâng cao đề kháng, bạn có thể bổ sung các dược liệu từ thiên nhiên như cao lá xoài, cao tạo giác thích, cao lá neem, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ... Trong đó, cao tạo giác thích đã được chứng minh có tác dụng chống virus hiệu quả thông qua thử nghiệm của nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2016. Bạn có thể dùng các chế phẩm chứa cao tạo giác thích và các thảo dược kể trên để dùng thay thế. 

Tao-giac-thich-giup-khac-phuc-nhanh-chong-benh-cum-A-o-nguoi-lon

Tạo giác thích giúp khắc phục nhanh chóng bệnh cúm A ở người lớn

Hướng dẫn cách phòng ngừa cúm A tối ưu ở người lớn

Cách tốt nhất để không bị cúm A chính là phòng ngừa tối đa các tác nhân gây bệnh. Sau đây là các cách phòng tránh cúm A ở người lớn theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng: 

  • Tiêm vacxin phòng cúm: Để tránh các biến chứng nặng nề do cúm A gây ra, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng vacxin hàng năm. Đặc biệt, với các đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai hay người cao tuổi thì việc tiêm vacxin phòng cúm là lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa biến chứng. 
  • Vệ sinh cơ thể: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (hoặc có thể thay thế bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn 70 độ), súc miệng họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. 
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất: Hãy luôn giữ cơ thể ấm áp, ăn đủ dinh dưỡng và uống đủ nước.
  • Tránh vùng dịch: Cúm A có tốc độ lây lan khá nhanh và rộng nên bạn cần tránh tụ tập ở những nơi có dịch. Nếu điều kiện bắt buộc phải sống ở nơi có dịch, bạn nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ nhiễm virus cúm A. 

Rua-tay-sach-se-ve-sinh-ca-nhan-hang-ngay-de-phong-ngua-cum-A

Rửa tay sạch sẽ, vệ sinh cá nhân hàng ngày để phòng ngừa cúm A 

Biểu hiện cúm A ở người lớn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ tránh được những biến chứng nặng nề. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các biểu hiện của cúm A cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới hoặc đăng ký tư vấn nếu còn bất cứ băn khoăn nào về cách phòng và điều trị triệu chứng cúm A, chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp cụ thể và chi tiết cho bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://journals.lww.com/ccmjournal/Fulltext/2010/04001/Complications_of_seasonal_and_pandemic_influenza.11.aspx

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719

https://www.healthline.com/health/influenza-a-symptoms