Các bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ
Bệnh ngoài da ở trẻ em do virus thường gặp bao gồm: Thủy đậu, sởi, herpes, tay chân miệng,... Các bệnh này có biểu hiện tương tự nhau và dễ nhận biết như: Nổi ban đỏ, mụn nước kèm theo đó là sốt, chảy nước mũi, ho, ngứa,...
Hầu như bệnh ngoài da do virus ở trẻ không gây chết người nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều di chứng sau này cho trẻ, đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng, viêm màng não, phù phổi cấp,...
>>> XEM THÊM: Tổng hợp 13 bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp nhất - Bố mẹ phải biết
Có nên sử dụng thảo dược để điều trị bệnh da liễu ở trẻ em?
Theo một vài thống kê cho thấy, có tới 91,6% người bị bệnh da liễu do virus ưu tiên sử dụng thảo dược để điều trị. Cho đến nay, có tới 50% loại thảo dược đã được chứng minh có ích cho việc điều trị bệnh da liễu. Với những ưu điểm như: Rẻ tiền, sẵn có, an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đã khuyến nghị rằng người bệnh có thể sử dụng các phương pháp cổ truyền trước khi nghĩ đến tây y và trong trường hợp không có hiệu quả, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám để được hướng dẫn.
Nên sử dụng phương pháp dân gian trước khi nghĩ đến tây y trong điều trị bệnh da liễu ở trẻ
Top 15 cách trị bệnh da liễu ở trẻ em từ dân gian
Sử dụng cây thuốc dân gian như dịch chiết neem, cà gai leo, tỏi, nha đam,... trong điều trị bệnh da liễu đã có từ rất lâu đời. Không những dễ kiếm mà còn được chứng minh hiệu quả qua nhiều năm sử dụng. Dưới đây là 15 loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh da liễu.
Dịch chiết Neem (xoan Ấn Độ) - Chữa bệnh da liễu hiệu quả
Lá neem (xoan Ấn Độ) có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm. Từ lâu, chiết xuất neem đã được sử dụng rộng rãi và được cho là thảo dược mang lại hiệu quả tốt nhất trong cải thiện các triệu chứng của bệnh ngoài da.
Một nghiên cứu đã sử dụng dịch chiết neem bôi lên mụn nhọt, mụn nước và cho kết quả cải thiện nhanh chóng các tổn thương trên da, dễ dàng kiểm soát virus, vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 1 nắm lá neem trong 15 phút.
- Để nguội, lọc lấy nước.
- Dùng bông thấm nước lá neem lên các tổn thương ngoài da.
Đặc biệt tác dụng của dịch chiết Neem (xoan Ấn Độ) sẽ càng mạnh mẽ nếu kết hợp với: Nano bạc, kẽm salicylate và chitosan. Chính vì đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng cho nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho trẻ.
Để tiện lợi trong điều trị, phụ huynh cũng có thể sử dụng loại thuốc bôi có chứa 3 thành phần này để thay thế, dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng da liễu hoàn toàn biến mất.
Lá neem Ấn Độ có tác dụng cải thiện bệnh da liễu mạnh mẽ hơn khi kết hợp với nano bạc và chitosan
Chữa bệnh da liễu bằng cà gai leo
Theo dân gian, cà gai leo thường được sử dụng để điều trị bệnh da liễu như mụn nhọt, ghẻ, lở loét, viêm da,... Các alkaloid, saponin có trong lá cây cà gai leo sẽ giúp ức chế đáng kể sự nhân lên của virus, vi khuẩn, cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 30g cà gai leo và 40g xạ đen cùng với 1.5 lít nước.
- Để nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 1 lít nước.
- Uống nhiều lần trong ngày.
Sử dụng hành tây điều trị bệnh ngoài da
Hành tây đã được đánh giá qua một nghiên cứu trên đối tượng bị bệnh ngoài da. Qua đó đã chứng minh hành tây có tác dụng làm mờ sẹo, cải thiện triệu chứng sần sùi, sưng đỏ ở người mắc bệnh da liễu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ hành tây, và đắp lên các tổn thương trên da giúp vết thương nhanh lành và chóng mờ sẹo.
- Đun nhỏ lửa hành tây, lấy nước uống giúp tăng sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.
Trị bệnh ngoài da bằng tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc cho nhiều món ăn mà còn được biết đến với công dụng giảm ngứa, chống viêm, cải thiện triệu chứng bệnh da liễu rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của trẻ, nấu chín hoặc nghiền nhỏ ăn sống.
- Giã nhỏ và lấy nước cốt tỏi đắp trực tiếp lên vùng tổn thương 15 phút, sau đó lau sạch bằng khăn ấm.
Tỏi - Phương pháp chữa trị bệnh da liễu hiệu quả
Điều trị bệnh da liễu với nha đam
Nha đam đã cho thấy hiệu quả tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh ngoài da nhờ công dụng giảm viêm, làm mềm da và nhanh lành vết thương, vết loét. Nha đam chữa lành vết thương bằng cách tăng lưu thông máu và ngăn chặn sự hình thành tế bào chết xung quanh vị trí này. Nha đam thường được sử dụng làm thức uống tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nha đam tươi và loại bỏ phần nhựa, vỏ màu xanh.
- Lọc lấy lớp gel nha đam.
- Bôi trực tiếp gel lên vết thương trong 30 phút.
- Lau sạch bằng khăn mềm.
Chế biến lá ổi điều trị bệnh da liễu
Trên thực tế, trong lá ổi có chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, làm lành tổn thương da và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bài thuốc dân gian từ lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do gây hại như ánh nắng mặt trời, tia phóng xạ,...
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá ổi.
- Vò nát rồi đun sôi với nước.
- Cho trẻ tắm nước lá ổi hàng ngày giúp làm giảm sự ngứa ngáy, khó chịu.
Chè xanh, chè vằng - Lá tắm cải thiện bệnh ngoài da
Lá chè xanh, chè vằng có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như ECG, EGCG,... Những hoạt chất này không những giúp kháng viêm, giảm ngứa mà còn làm cho da khỏe hơn, phục hồi tế bào da bị tổn thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá chè xanh, chè vằng.
- Đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.
- Lọc lấy nước và dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh.
- Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần.
Chè xanh cải thiện triệu chứng bệnh da liễu nhanh chóng và hiệu quả
Chữa bệnh da liễu bằng lá bạch đàn
Lá bạch đàn là một bài thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong chữa bệnh ghẻ, ngứa, viêm da. Tinh dầu có trong lá bạch đàn còn giúp kháng khuẩn, bảo vệ và làm săn chắc làn da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bạch đàn.
- Đun với nước sạch và tắm hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ lá bạch đàn để đắp lên vết thương với hiệu quả cực kỳ cao. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, ngộ độc cho da. Vì thế, cần cân nhắc trước khi thực hiện biện pháp này.
Cà chua - Biện pháp chữa trị bệnh da liễu
Từ lâu, cà chua đã được sử dụng với mục đích làm đẹp, sáng da và chống oxy hóa. Với các bệnh ngoài da như sởi, thủy đậu, zona thần kinh,... cà chua được dùng đắp lên tổn thương với tác dụng làm lành nhanh và ngăn ngừa hình thành sẹo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt lát cà chua.
- Đắp lát cà chua lên da 10 phút.
- Rửa lại và lau nhẹ nhàng.
Cách chữa bệnh ngoài da bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa một lượng hoạt chất lớn giúp tăng cường sản sinh collagen, từ đó, làm lành vết thương nhanh chóng.
Bên cạnh đó, tinh dầu có trong lá trầu không còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh ngoài da như zona, tay chân miệng, herpes,...
Cách cải thiện:
- Rửa sạch lá trầu không.
- Đun lá trầu không với 3-4 lít nước sạch cùng 2-3 thìa muối.
- Sau khi sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 30 phút.
- Lấy nước pha ấm và tắm hàng ngày.
Sử dụng mật ong trong điều trị bệnh da liễu
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu da, chống oxy hóa, kháng viêm và giảm ngứa. Không những thế, mật ong còn có khả năng hồi phục các tế bào da bị tổn thương nhanh chóng, hạn chế sự hình thành sẹo. Mật ong có thể sử dụng trong bất kỳ tình trạng bệnh da liễu nào, bao gồm: Zona, thủy đậu,...
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vùng da cần bôi.
- Thoa mật ong lên da trong 15 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Mật ong - Phương pháp từ thiên nhiên cải thiện bệnh da liễu
Dầu dừa - Phương pháp trị bệnh da liễu
Dầu dừa với đặc tính kháng khuẩn tốt, cung cấp độ ẩm cho da nên thường được dùng để chữa trị bệnh da liễu vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả giảm ngứa và kích ứng.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý.
- Sử dụng tăm bông trực tiếp bôi dầu dừa lên vết thương.
- Massage cho dầu dừa thấm vào da.
- Sau 45-60 phút, rửa lại với nước và lau khô bằng khăn mềm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy tác dụng.
Cách chữa trị bệnh ngoài da với gừng
Kết quả của một vài nghiên cứu cho thấy, gừng có khả năng kháng khuẩn, làm tăng tốc độ chữa lành các bệnh da liễu. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giảm đau và chống viêm giúp người bệnh bớt sự ngứa ngáy, khó chịu do các tổn thương trên da gây ra.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt gừng thành từng lát mỏng.
- Đun sôi 2-3 lát gừng với 1 cốc nước.
- Để nguội và cho trẻ uống 2 lần/ngày.
Khắc phục bệnh da liễu bằng giấm táo
Giấm táo là giải pháp trị bệnh da liễu cực tốt nhờ tác dụng kháng khuẩn, cân bằng pH da và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, vì có tính acid khá cao nên bố mẹ cần thận trọng, sử dụng liều lượng vừa đủ để tránh làm bỏng da non của trẻ.
Cách thực hiện:
- Pha loãng với tỷ lệ 1 thìa cà phê giấm táo với 1 cốc nước ấm.
- Sử dụng bông thấm vào dung dịch rồi đặt lên thương tổn trên da.
- Băng bó lại và để yên trong 3 tiếng.
- Rửa lại với nước sạch và lau khô.
Giấm táo trị bệnh da liễu cực tốt, nên áp dụng sớm
Đẩy lùi bệnh ngoài da bằng lá bàng non
Nhờ có chứa hàm lượng lớn các flavonoid, tanin có tác dụng kháng viêm, tái tạo da và làm lành vết thương nhanh chóng nên lá bàng non thường được sử dụng để trị các bệnh da liễu tại nhà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 5-7 lá bàng non cùng 1 thìa muối và ngâm trong 20 phút.
- Đun sôi nước rồi cho lá bàng vào và vặn nhỏ lửa trong 10 phút.
- Để nguội bớt rồi sử dụng nước lá bàng tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương.
Lưu ý trong sử dụng thảo dược và chăm sóc trẻ mắc bệnh da liễu
Sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh da liễu vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tối đa, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán mức độ bệnh. Phương pháp dân gian chỉ nên thực hiện khi bệnh đang ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát.
- Tuy thảo dược lành tính nhưng vẫn cần sử dụng đúng liều lượng và đủ thời gian.
- Thảo dược thường phát huy công dụng chậm nên người dùng cần kiên trì thực hiện từ 5-10 ngày để thấy rõ hiệu quả.
- Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Vì thế, sau khi áp dụng biện pháp này một thời gian mà không cải thiện tình trạng bệnh, thì bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Bên cạnh sử dụng thảo dược, bố mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày và chế độ sinh hoạt khoa học để nâng cao hệ miễn dịch.
Áp dụng các cách trị bệnh da liễu bằng biện pháp dân gian tuy đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng dược lực thấp và nhiều loại chưa được kiểm chứng. Bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm được bào chế với công nghệ hiện đại dạng gel dễ hấp thu có chứa các loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng như dịch chiết Neem xoan Ấn Độ, hành tây, gừng,... để hỗ trợ cải thiện bệnh da liễu nhanh chóng, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được giải đáp và hỗ trợ thêm.
Dược sĩ Nhật Hạ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www-ncbi-nlm-nih-gov.translate.goog/pmc/articles/PMC3931201
https://www-aad-org.translate.goog/public/diseases/eczema/childhood/treating/herbal-remedies
https://ethnobiomed-biomedcentral-com.translate.goog/articles/10.1186/1746-4269-9-51