Nguyên nhân bị herpes môi ?

Herpes môi gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV), thuộc họ herpesviridae. Virus này được chia làm 2 nhóm chính bao gồm HSV-1 và HSV-2.

HSV-1 và HSV-2 thường lây truyền theo nhiều con đường và ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể, nhưng các dấu hiệu, triệu chứng mà chúng gây ra lại tương đối giống nhau.

  • Nhóm HSV-1 thường gây bệnh ở các vùng da môi, miệng và mắt, đôi khi có thể là vùng sinh dục. Theo một vài thống kê cho thấy, có khoảng 60% dân số thế giới dưới 50 tuổi mắc virus HSV-1.
  • Nhóm HSV-2 chủ yếu gây bệnh ở vùng sinh dục. Phần lớn các trường hợp nhiễm virus HSV-2 đều thông qua con đường quan hệ tình dục và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngoài ra, HSV-2 cũng có thể gây ra bệnh herpes môi thông qua việc quan hệ tình dục bằng miệng trong một vài trường hợp.

Ca-HSV-1-va-HSV-2-deu-co-the-gay-ra-benh-herpes-moi

Cả HSV-1 và HSV-2 đều có thể gây ra bệnh herpes môi

Triệu chứng, dấu hiệu herpes môi thường gặp

Có nhiều trường hợp khi mắc herpes môi đã bỏ qua các dấu hiệu của bệnh do nhầm lẫn với vết côn trùng cắn hoặc dị ứng thông thường. Điều này dẫn đến việc dùng sai thuốc và làm cho bệnh tiến triển nặng nề hơn. 

Về cơ bản, một lần phát bệnh herpes môi sẽ bao gồm hai giai đoạn, kèm theo các triệu chứng sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Trung bình khoảng 4 ngày, hầu hết người bệnh sẽ không nhận thấy có biểu hiện gì lạ thường của việc bị nhiễm HSV.

Giai đoạn biểu hiện triệu chứng: 

  • Biểu hiện đầu tiên là bị nổi mụn nước ở mép môi kèm theo cảm giác đau, rát, ngứa ran ở viền môi, thường kéo dài trong 6 giờ. Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị vì virus lúc này chưa hoạt động mạnh nên nếu dùng thuốc sẽ kìm hãm được sự bùng phát các nốt mụn ở môi. 
  • Sau đó, viền môi bị phồng rộp, xuất hiện các mụn nước không có nhân, chỉ chứa dịch trong. Chúng kết hợp với nhau thành từng đám và tồn tại trong khoảng 48h.
  • Sau khoảng 3-4 ngày, mụn nước sẽ vỡ ra và trở thành vết loét rồi hình thành lớp vảy.
  • Cuối cùng, vảy dần biến mất, tổn thương hoàn toàn tự lành sau 8-10 ngày và có thể để lại sẹo nếu không điều trị tốt.

Ngoài những biểu hiện herpes môi điển hình kể trên, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ C, đau họng, đau cơ, đau hạch bạch huyết,...

>>> XEM THÊM: Tất tần tật những thông tin cần biết về bệnh Herpes

Cac-vet-mun-nuoc-herpes-moi-tu-lai-thanh-mang

Các vết mụn nước herpes môi tụ lại thành mảng 

Herpes môi có lây không?

Herpes môi có thể lây truyền từ người này qua người khác thông qua 4 con đường, cụ thể như sau:

Giọt bắn, nước bọt

Con đường lan truyền herpes môi chủ yếu và phổ biến nhất là giọt bắn, nước bọt. Virus herpes có thể bám lên người lành khi các giọt bắn tiết ra từ người bệnh thông qua nói chuyện, ho hoặc hắt xì hơi. 

Dịch mụn nước 

Dịch chảy ra từ mụn nước trên môi có thể là tác nhân dẫn đến sự lây lan bệnh herpes. Các dịch mụn nước dính vào người khi chăm sóc hoặc chạm vào người bệnh rồi vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 

Đường tình dục

Quan hệ tình dục bằng miệng là cơ hội cho virus herpes từ vết loét ở môi lây lan.

Con đường gián tiếp

Hạn chế tiếp xúc và chú ý khi chăm sóc người bệnh. Tuyệt đối không sử dụng chung bàn chải, cốc, khăn mặt chung để tránh lây nhiễm herpes.

Bị herpes môi có nguy hiểm không?

Bị herpes môi thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển trầm trọng, nặng hơn nữa là xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, viêm não, mù lòa,... Một số biến chứng có thể gặp khi bị herpes môi, cụ thể như sau:

  • Các vết loét và đám mụn nước tái phát nhiều lần và phải điều trị liên tục. 
  • Đối với những người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV hoặc hàng rào miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh thì có khả năng cao bị nhiễm trùng cơ thể lan rộng, nặng hơn có thể gây chết người.
  • Viêm não là biến chứng rất hiếm gặp khi bị herpes môi. Điều này có thể gặp phải khi virus herpes simplex di chuyển đến não và gây viêm. Biến chứng này gây ra các biểu hiện như sốt cao, hôn mê, rối loạn ý thức, có thể dẫn đến tử vong.
  • Nếu virus herpes lan đến giác mạc, mắt hoặc gần mí mắt, có thể dẫn đến nhiễm trùng gây mờ mắt, thậm chí mù lòa.

Herpes-moi-co-the-lau-khoi-va-tai-phat-nhieu-lan-neu-khong-duoc-dieu-tri-va-cham-soc-dung-cach

Herpes môi có thể lâu khỏi và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách

Herpes môi có chữa được không ? Cách điều trị herpes môi

Herpes môi hoàn toàn có thể chữa khỏi được, thậm chí vết thương sẽ tự lành sau khoảng 8 - 10 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên những vết phồng rộp và mụn nước có thể khiến người bệnh mất tự tin, khó chịu, chưa kể có thể dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc vết thương không đúng cách. Vì vậy trong đa số trường hợp herpes môi đều được tiến hành điều trị như sau:

Thuốc điều trị bệnh herpes môi

Điều trị herpes môi bằng thuốc kháng virus bao gồm: Acyclovir, famciclovir, valacyclovir,… Thuốc này làm giảm mức độ lan rộng và nghiêm trọng của vết loét, đồng thời hạn chế khả năng lây lan của virus.

  • Thuốc bôi tại chỗ Acyclovir: Có tác dụng tốt nhất ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh herpes môi như ngứa ran hoặc trước khi xuất hiện mụn nước. 
  • Trong trường hợp mắc herpes môi mức độ nặng hơn: Acyclovir, valacyclovir,... đường uống được ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả điều trị cao hơn so với bôi ngoài da. Để đảm bảo an toàn trong điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ trước khi sử dụng để được tư vấn kỹ càng. 

Việc sử dụng thuốc kháng virus sẽ tác động tới nguyên nhân, giúp người bệnh chóng khỏi và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như khó thở, nổi ban đỏ, sưng mặt, tiểu ít hoặc không tiểu được,... 

Bên cạnh đó, để làm giảm nhẹ những triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu do herpes môi gây ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm các thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau đường uống paracetamol nếu đau dai dẳng kéo dài.
  • Kem docosanol 10% bôi tại chỗ có tác dụng làm lành vết loét trên môi nhanh hơn.
  • Thuốc gây tê tại chỗ benzocain 5 - 20% và lidocain 0,5 - 4%,... giúp giảm đau và ngứa rát.

>>> XEM THÊM: 15 cách trị bệnh da liễu ở trẻ em bằng thảo dược ngay tại nhà

Chi-su-dung-thuoc-khang-virus-dieu-tri-herpes-moi-khi-duoc-ke-don

Chỉ sử dụng thuốc kháng virus điều trị herpes môi khi được kê đơn

Chăm sóc người bệnh herpes môi tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm nhẹ triệu chứng:

  • Bổ sung vitamin C đường uống để tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Chườm mát: Người bệnh có thể chuẩn bị một chiếc khăn ướt sạch, bọc vài viên đá nhỏ và chườm lên vết thương vài lần trong ngày để giảm sưng tấy, nóng rát. 
  • Thoa gel lô hội lên vết thương để làm dịu vết sưng tấy.
  • Thoa lysine, vitamin E, ether,… để làm mềm và dịu tổn thương.

Trong trường hợp không bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng virus đường bôi ngoài da, các chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần từ thảo dược giúp làm dịu, kháng khuẩn, làm lành tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo hình thành. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến dịch chiết neem, loại thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minhkhả năng kháng khuẩn và chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp dịch chiết neem với nano bạc, kẽm salicylate và chitosan sẽ tạo nên một công thức toàn diện giúp làm sạch, kháng khuẩn, đồng thời tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Dich-chiet-neem-nhanh-chong-lam-lanh-vet-thuong-do-herpes-moi-gay-ra

Dịch chiết neem nhanh chóng làm lành vết thương do herpes môi gây ra

Cách phòng bệnh và chống tái phát herpes môi

Phòng bệnh herpes môi không hề đơn giản. Mặc dù bệnh herpes môi có thể chữa khỏi được nhưng rất khó để tiêu diệt hoàn toàn virus. Chúng vẫn tồn tại trong cơ thể bạn ở các hạch thần kinh cảm giác với trạng thái “ngủ đông”. Và khi gặp các yếu tố thuận lợi như suy yếu thể chất, căng thẳng tinh thần, tia cực tím, mô tổn thương, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi nội tiết tố,... có thể làm virus “tái hoạt động” và gây bệnh trở lại.

Vì thế, cách phòng bệnh tốt nhất là ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, cụ thể như sau:

  • Không hôn môi khi vết thương chưa lành, sờ vào vết loét hoặc mụn nước. Sát khuẩn tay kỹ càng sau khi chăm sóc hoặc chạm vào vết thương.
  • Không sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc,... với người bệnh. Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân sau khi sử dụng.
  • Mua riêng tuýp kem trị herpes chứ không dùng tuýp của người khác.
  • Kiêng quan hệ tình dục bằng miệng trong khi bị bệnh. 
  • Bịt khẩu trang hoặc che chắn kỹ khi ra trời nắng. Có thể sử dụng thêm kem chống nắng hoặc son dưỡng chứa kẽm oxyd. 

Những biện pháp ngăn ngừa kể trên chỉ là cách thụ động. Để chủ động hơn trong phòng herpes môi, bạn cần tác động vào đúng nguyên nhân sâu xa gây bệnh, đó là hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể không có đủ sức chống lại virus, vi khuẩn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người đều cần tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục, thể thao và bổ sung thảo dược từ thiên nhiên. Một số loại thảo dược có tác động nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả phải kể đến như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. Sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý do virus như herpes môi tái phát hiệu quả. 

Cao-la-neem-giup-tang-cuong-he-mien-dich-phong-benh-herpes-moi

Cao lá neem giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh herpes môi

Herpes môi là bệnh truyền nhiễm do virus cùng tên gây ra. Bệnh rất khó để trị tận gốc hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm và biết cách khắc phục thì có thể rút ngắn thời gian mắc, giảm nguy cơ tái phát cũng như các biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ cung cấp cho bạn đọc góc nhìn và các kiến thức chính xác về bệnh herpes môi. Và đừng quên đăng ký tư vấn hoặc để lại số điện thoại dưới phần bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/h/herpes-simplex-virus-hsv-mouth-infection.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cold-sore/symptoms-causes/syc-20371017

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/oral-herpes