Dấu hiệu nhận biết cúm A ở trẻ

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và khoảng thời gian mắc bệnh mà biểu hiện cúm A ở trẻ có thể khác nhau. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng cúm A ở trẻ em và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điểm danh 6 biểu hiện bệnh cúm A ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh cúm A có thể có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau mình, nhức đầu và mệt mỏi. Một số trẻ cũng có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn. Cụ thể như sau:

Sốt: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện sốt do cúm A ở trẻ có thể khác nhau. Khi mắc cúm A ở thể nhẹ, trẻ thường chỉ sốt 38-38,5 độ C. Nhưng nếu bệnh trở nặng thì nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 39-40 độ C.

Tre-mac-cum-A-co-bieu-hien-sot-37-40-do-C
Trẻ mắc cúm A có biểu hiện sốt 37-40 độ C

Đau họng, ho: Những trẻ mắc cúm A thường có triệu chứng đau họng và ho khan dai dẳng, liên tục. Tình trạng này có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc nhiều hơn gây khó chịu, ảnh hưởng không hề nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Đau nhức mình mẩy: Bệnh cúm A có thể khiến trẻ đau nhức khắp cơ thể, nhất là ở đầu, vùng lưng và chân. 

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Triệu chứng chảy nước mũi ở trẻ mắc cúm A thường khá phổ biến. Nước mũi của trẻ có đặc điểm như: Nhiều, trong suốt (không có màu). Ngoài ra, trên lâm sàng ghi nhận được khá nhiều trẻ mắc cúm A bị nghẹt mũi.

Nhức đầu: Khi cúm A tấn công, hệ miễn dịch của cơ thể đáp trả lại bằng cách sản xuất các protein gọi là cytokine và chemokine để tiêu diệt virus. Tuy nhiên, các protein này chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng nhức đầu ở trẻ.

Tiêu chảy: Hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn nên hệ thống tiêu hóa gặp nhiều vấn đề, nên rất dễ bị tiêu chảy khi mắc bệnh cúm A.

Biểu hiện của một số biến chứng cúm A thường gặp ở trẻ 

Hầu hết những trẻ mắc cúm A sẽ bình phục trong vài ngày đến dưới 2 tuần. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp phải biến chứng do cúm A như viêm phổi, mất nước…

  • Viêm phổi: Trẻ sốt cao, khó thở, thở nhanh, có tiếng rít hoặc khò khè, ho có đờm.
  • Mất nước: Trẻ bị cúm A thường mất nước do sốt, bỏ ăn uống hay tiêu chảy. Mất nước có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện mất nước ở trẻ bao gồm: Tiểu ít hoặc không có nước tiểu trong vòng 8 tiếng, môi khô dính lại, mắt trũng, khi khóc thấy ít/không có nước mắt chảy ra, ngủ li bì…
  • Rối loạn chức năng não: Động kinh, co giật, ngủ li bì…
  • Nhiễm trùng tai: Trẻ cảm thấy ngứa tai, hay cọ tai vào gối, chăn, đệm. Có nước màu vàng chảy ra từ tai của trẻ, dịch này có mùi khó chịu.

>>> XEM THÊM: Cúm A có nguy hiểm không? Hiểu để phòng tránh bệnh đúng cách

Viem-phoi-la-bien-chung-nguy-hiem-khi-tre-mac-cum-A
Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc cúm A

Phân biệt cúm A, cảm lạnh và covid-19 ở trẻ

Cúm A ở trẻ có các biểu hiện khá giống với cảm lạnh và covid-19. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết được con đang mắc bệnh gì dựa trên một số triệu chứng khác nhau được thể hiện trong bảng dưới đây.

Triệu chứng Cảm lạnh Cúm A Covid-19
Sốt Trẻ thường không sốt hoặc sốt nhẹ dưới 38 độ C Sốt cao, có thể lên tới 39-40 độ C Sốt cao, có thể lên tới 39-40 độ C
Hắt hơi Đôi khi Đôi khi
Đau họng Phổ biến Đôi khi Đôi khi
Đau đầu Phổ biến Phổ biến Đôi khi
Đau cơ Không Đau cơ nhiều, gặp hầu hết trong các trường hợp mắc cúm A Đôi khi đau cơ ở mức độ vừa và nhẹ
Ho Ho có đờm Ho khan nhiều, thường trở nặng Ho khan nhiều
Mệt mỏi Mệt nhẹ, hết sau một vài ngày. Mệt mỏi nhiều, có thể kéo dài hơn 1 tuần. Mệt mỏi nhẹ
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi Phổ biến, gặp hầu hết ở các trường hợp cảm lạnh Đôi khi Đôi khi
Tiêu chảy Hiếm khi Phổ biến ở trẻ em Hiếm khi
Mất vị giác hoặc khứu giác  Không Không Hay gặp
Khó thở Khó thở chủ yếu do nghẹt mũi Khó thở chủ yếu do nghẹt mũi Cảm thấy khó thở ngay cả khi không nghẹt mũi

Cac-trieu-chung-cua-cum-A-cam-lanh-va-covid-19-co-doi-chut-khac-biet
Các triệu chứng của cúm A, cảm lạnh và covid-19 có đôi chút khác biệt

Hướng dẫn điều trị cúm A ở trẻ

Bệnh cúm A thường có thể tự khỏi trong vòng 7-14 ngày mà không cần điều trị y tế. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho trẻ. Thuốc này có thể làm cho các biểu hiện cúm A nhẹ hơn và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ khá nguy hiểm, do vậy, cha mẹ cần chú ý không tùy tiện mua và sử dụng cho con.

Dưới đây là cách điều trị cúm A cho trẻ tại nhà mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ mắc cúm A thường bị sốt và chán ăn. Việc này có thể dẫn đến mất quá nhiều nước, gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, việc cho trẻ uống nhiều nước là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng một số loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sự phục hồi của bệnh.
  • Tăng cường giữ ấm: Cho con mặc nhiều lớp áo để giữ ấm, tránh gây ra các biểu hiện viêm họng và biến chứng đường hô hấp khác.
  • Vệ sinh đường hô hấp: Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% .
  • Hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để hạ sốt (tham khảo ý kiến của bác sĩ). Không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc có liên quan đến căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.
  • Giảm sổ mũi, nghẹt mũi: Cha mẹ có thể sử dụng một số thiết bị tăng tạo độ ẩm (như máy phun sương) để làm giảm sổ mũi hoặc nghẹt mũi ở trẻ.
  • Giảm ho: 1-2 thìa mật ong pha với nước ấm có thể giúp giảm ho ở trẻ mắc cúm A. Cha mẹ cần chú ý, tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo cúm A ở trẻ - Thông tin hữu ích dành cho bố mẹ

Cha-me-can-cho-tre-mac-cum-A-uong-nhieu-nuoc 
Cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm A uống nhiều nước 

Cách phòng ngừa cúm A cho trẻ 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vacxin ngừa cúm theo mùa mỗi năm. 

Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng vacxin cúm ở trẻ em là trước khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, cụ thể ngay trước tháng 10.

Vacxin tiêm phòng cúm A sẽ được làm mới mỗi năm dựa vào dự đoán của WHO trong việc chỉ ra 4 loại virus cúm phổ biến nhất trong mùa dịch tới. 

Ngoài ra, việc bổ sung một số loại dược liệu tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cũng là một trong những biện pháp phòng chống cúm A hiệu quả. Cụ thể, một số loại dược liệu như cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao lá neem, cao tạo giác thích đều được các nghiên cứu khoa học chứng minh về công dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cụ thể như sau:

  • Cao lá neem: Nghiên cứu đáng tin cậy được đăng tải trên tạp chí Current Medicinal Chemistry - Anticancer Agents cho biết chiết xuất từ lá neem mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể bao gồm điều hòa miễn dịch, chống viêm, hạ đường huyết, kháng nấm, vi khuẩn và virus.
  • Cao lá xoài: Các nhà khoa học tại Liên Xô đã tìm thấy hợp chất mangiferin có trong lá xoài giúp ức chế sự phát triển của một số loại virus, ngăn ngừa bệnh do virus gây ra.
  • Cao tạo giác thích: Một số hợp chất hóa thực vật được tìm thấy trong tạo giác thích mang lại công dụng chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng virus và chống ung thư hiệu quả.
  • Cao bạch chỉ: Theo các nghiên cứu dược lý, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cảm lạnh, cúm A và nhiều chứng bệnh khác.

Hop-chat-mangiferin-trong-la-xoai-co-kha-nang-uc-che-virus-hieu-qua
Hợp chất mangiferin trong lá xoài có khả năng ức chế virus hiệu quả

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về các biểu hiện cúm A ở trẻ cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì, đừng quên để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/flu/highrisk/children.htm

https://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html

https://kidshealth.org/en/parents/flu.html