Bệnh cúm A ở trẻ là gì?

Cúm A ở trẻ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Bệnh cúm A lây lan rất nhanh và diễn biến phức tạp hơn ở đối tượng trẻ em.

Bệnh thường diễn ra và bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa (nhất là đông - xuân). Vào thời điểm này, thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của virus cúm A.

Co-the-co-nhieu-hon-mot-loai-virus-cum-A-gay-benh-o-tre-trong-mot-nam

Có thể có nhiều hơn một loại virus cúm A gây bệnh ở trẻ trong một năm

Cách nhận biết cúm A ở trẻ em

Bố mẹ có thể nhận biết con mình đang mắc bệnh dựa vào các triệu chứng cúm A ở trẻ, bao gồm:

  • Sốt, có thể cao tới 40,5°C (105°F), đau đầu.
  • Trẻ đau nhức mình mẩy, chân tay rã rời, không có sức lực.
  • Có thể có các triệu chứng của viêm họng: Rát họng, ho khan nhiều và liên tục.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Trong một vài trường hợp, trẻ có thể có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Cảm lạnh và cúm A có triệu chứng khá tương đồng nhau nên cha mẹ có thể nhầm lẫn về bệnh của con, dẫn đến đi theo hướng điều trị sai, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các triệu chứng khác nhau giữa 2 bệnh mà phụ huynh cần chú ý.

Triệu chứng Cảm lạnh ở trẻ em Bệnh cúm A ở trẻ em
Sốt Trẻ thường không sốt hoặc sốt nhẹ khoảng 38 độ C Sốt cao có thể lên tới 39, 40°C
Đau đầu Ít gặp Đau đầu trong hầu hết các trường hợp mắc cúm A
Thời gian mắc bệnh Cảm lạnh thường chỉ kéo dài trong một vài ngày Có thể kéo dài từ 1 - 3 tuần
Viêm họng Thường gặp Đôi khi
Ho Ho có đờm Ho khan nhiều, liên tục, thường trở nặng
Đau nhức cơ thể Đau nhức cơ thể ở mức độ nhẹ Đau nhức cơ thể nặng, chân tay tê bì
Mệt mỏi Mệt nhẹ, thường hết sau một vài ngày Mệt nặng, có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc hơn

>>> XEM THÊMNhận dạng nhanh biểu hiện cúm A và cách sống khỏe mùa cúm

Tre-mac-cum-A-co-the-sot-cao-len-toi-39---40-do-C

Trẻ mắc cúm A có thể sốt cao lên tới 39 - 40 độ C

Đối tượng nào dễ bị cúm A

Những đối tượng dễ mắc cúm A và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai cho đến khi sinh được 2 tuần có nguy cơ mắc cúm A cao hơn người bình thường.
  • Trẻ em: Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc cúm A và dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh và chịu các biến chứng nặng nề nhất.
  • Những người mắc bệnh mạn tính đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh.
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên…) thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh như ung thư, HIV - AIDS.
  • Người dưới 19 tuổi đang sử dụng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate lâu dài.

Phu-nu-co-thai-va-tre-nho-la-doi-tuong-de-mac-benh-cum-A

Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh cúm A

Cúm A ở trẻ có lây không?

Cúm A ở trẻ là căn bệnh lây nhiễm và dễ dàng bùng phát thành dịch. Trẻ có thể bị lây bệnh cúm A nếu:

  • Hít phải những giọt nước nhỏ li ti của người mắc cúm A bắn ra không khí khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
  • Trẻ vô tình chạm tay vào các giọt bắn có chứa virus bám trên quần áo đồ vật hoặc bề mặt, sau đó đưa tay lên miệng hoặc dụi vào mắt. Hành động này tạo điều kiện cho virus cúm A xâm nhập vào cơ thể.

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em

Ta có thể chia nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em thành 2 loại: Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.

Nguyên nhân trực tiếp gây cúm A ở trẻ

Bệnh cúm A ở trẻ do virus cúm thuộc nhóm A gây ra. Virus cúm A có thể lây nhiễm từ động vật, bao gồm gia cầm (gây ra bệnh cúm gia cầm) và lợn (gây ra bệnh cúm lợn). Trong một số trường hợp, những loại cúm này có thể truyền sang người gây ra bệnh cúm A. Dưới đây là một số chủng virus cúm thường gặp:

  • Cúm gia cầm: Đây là một phân nhóm của virus cúm A, chúng có thể lây lan từ các loài gia cầm như chim, gà, vịt sang người. Một số loại virus gây bệnh cúm hay gặp thuộc nhóm này bao gồm: H1N1, H7N9…
  • Cúm lợn: Vào năm 2009, một chủng virus cúm lây lan từ lợn sang người được gọi là H1N1 đã gây ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và nhanh chóng bùng phát thành đại dịch. Ngoài ra, một số loại virus cúm lợn khác cũng có thể lây lan nhanh chóng như H1N2, H3N1, H3N2…

Ten-cua-virus-cum-a-duoc-viet-tat-theo-ky-hieu-cua-loai-khang-nguyen-H-va-N

Tên của virus cúm A được viết tắt theo ký hiệu của loại kháng nguyên H và N 

Nguyên nhân sâu xa gây bệnh cúm A

Vào thời điểm giao mùa, khi mà thời tiết thay đổi nóng lạnh, ẩm thất thường, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tạo cơ hội cho virus cúm A tấn công và gây bệnh.

Cúm A ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A ở trẻ thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không gây nguy hiểm trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không có phương pháp chăm sóc đúng cách cho trẻ thì bệnh cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí suy hô hấp, tử vong.

Hướng dẫn cách điều trị cúm A ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh cúm A ở trẻ. Do vậy, nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi: “Trẻ mắc cúm A phải làm sao?”. Câu trả lời là bố mẹ cần phát hiện sớm và có biện pháp chăm sóc, điều trị đúng cách, nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng cúm A nhanh chóng và ngăn chặn biến chứng hiệu quả. 

Điều trị cúm A cho trẻ tại nhà

Khi trẻ mắc cúm A, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ, tăng cường vệ sinh đường hô hấp và giữ ấm cơ thể cho con. Cụ thể như sau: 

Hạ sốt

Khi trẻ sốt cao trên 38,5 °C thì bố mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ như:

  • Nới rộng quần áo của trẻ.
  • Chườm mát trán, nách, bẹn của trẻ bằng khăn ướt.
  • Có thể phối hợp sử dụng cùng với thuốc hạ sốt có chứa paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh đường hô hấp

  • Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn ướt lau sạch nước mũi và dãi sau đó vứt bỏ ngay.
  • Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Đảm bảo dinh dưỡng qua chế độ ăn uống

  • Cho bú nhiều hơn nếu trẻ vẫn đang trong khoảng thời gian ăn sữa mẹ.
  • Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, ở dạng lỏng như cháo, bột, sữa…
  • Cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày (nên uống nước ấm). Có thể cho trẻ sử dụng các loại nước trái cây chứa nhiều vitamin C cũng rất tốt cho cơ thể.

Giữ ấm cơ thể

  • Cho trẻ mặc đầy đủ quần áo.
  • Tắm cho trẻ trong phòng kín gió. Nên sử dụng nước ấm, tránh nước lạnh và tắm quá lâu.

Tre-bi-cum-A-nen-su-dung-cac-loai-thuc-pham-long-de-tieu

Trẻ bị cúm A nên sử dụng các loại thực phẩm lỏng dễ tiêu

Trẻ bị cúm A khi nào cần nhập viện?

Bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khi thấy các dấu hiệu cảnh báo biến chứng của bệnh cúm A. Tùy theo độ tuổi của con mà các triệu chứng và biến chứng có thể xuất hiện với các biểu hiện khác nhau:

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi

Cần nhập viện hoặc liên hệ với bác sĩ y khoa nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cúm A như ho, sốt cao 39 độ C trở lên, li bì, khó thở, thở nhanh.

Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi 

Bố mẹ cần đưa trẻ mắc cúm A đến bệnh viện nếu có một trong các biểu hiện sau:

  • Sốt cao lên tới 39-40 độ C hoặc sốt nhiều hơn 2 ngày mà vẫn không có dấu hiệu hạ.
  • Ho dai dẳng trên 7 ngày, nước mũi đặc, thở nhanh, khò khè.
  • Tiểu ít, trũng mắt, môi khô (các dấu hiệu của mất nước).
  • Li bì, co giật.

Cách phòng tránh cúm A cho trẻ

Tiêm vacxin cho trẻ là biện pháp đặc hiệu nhất để phòng ngừa cúm A và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

  • Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì tất cả trẻ trên 6 tháng tuổi đều nên đi tiêm phòng vacxin cúm mùa.
  • Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì việc tiêm phòng vacxin có khả năng giảm 74% nguy cơ nhập viện do các bệnh liên quan đến cúm mùa ở trẻ.
  • Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm A cho trẻ là vào tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Đây là khoảng thời gian trước khi dịch cúm A bùng phát mạnh mẽ vào tháng 3-4 và tháng 9-10.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số biện pháp phòng bệnh khác dưới đây:

  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi đông người như công viên, sở thú và đặc biệt là bệnh viện.
  • Tạo thói quen rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người có các dấu hiệu của bệnh cúm A.
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, đồ chơi của trẻ cũng là một biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả.

Tao-thoi-quen-rua-tay-that-sach-bang-xa-phong-giup-phong-tranh-cum-A-o-tre

Tạo thói quen rửa tay thật sạch bằng xà phòng giúp phòng tránh cúm A ở trẻ

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng bị suy yếu là nguyên nhân sâu xa khiến trẻ mắc bệnh cúm A. Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như tăng cường dinh dưỡng, vận động để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Tuy nhiên, tăng cường hệ miễn dịch qua ăn uống và sinh hoạt là chưa đủ, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ sử dụng một số loại dược liệu đến từ thiên nhiên như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích,… Các loại dược liệu này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có công dụng giúp trẻ nâng cao sức đề kháng một cách an toàn và hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Cao lá neem: Một số hợp chất hóa học thực vật trong lá neem có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống ung thư, chống sốt rét, kháng nấm, kháng khuẩn và kháng nhiều loại virus khác nhau.
  • Cao lá xoài: Hợp chất mangiferin được tìm thấy trong lá xoài có công dụng ức chế sự phát triển của virus, hỗ trợ phòng ngừa những bệnh do virus gây ra.
  • Cao bạch chỉ: Rễ của cây bạch chỉ từ lâu đã được sử dụng để tăng cường làm lành vết thương, chống ung thư và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Cao tạo giác thích (cao gai bồ kết): Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hợp chất có trong tạo giác thích. Chúng mang lại nhiều lợi ích bao gồm chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng virus và chống dị ứng.

La-neem-giup-tang-cuong-suc-de-khang-ngan-ngua-mac-cum-A-o-tre

Lá neem giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa mắc cúm A ở trẻ

Cúm A ở trẻ là căn bệnh truyền nhiễm và dễ bùng phát thành dịch. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy gửi câu hỏi cho chuyên gia hoặc để lại bình luận nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh cúm A ở trẻ em cần giải đáp. Các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết cho bạn!

Dược sĩ Nhật Hạ

LINK THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/flu/highrisk/index.htm

https://www.healthline.com/health/childrens-health/when-to-take-child-to-hospital-for-flu

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719