Sự nguy hiểm của cúm A - Hãy ghi nhớ 3 điều này

Cúm A sẽ trở nên nguy hiểm vô cùng nếu người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi, cúm A là bệnh lây lan nhanh, triệu chứng giống với cảm cúm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó, người bệnh thường chủ quan và mất cảnh giác. Điều này chính là tiền đề dẫn đến nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, không chỉ riêng bản thân người mắccòn đe dọa đến những người xung quanh.

Cúm A dễ lây lan thành dịch bệnh nguy hiểm

Virus cúm A lây qua đường hô hấp bởi các giọt bắn khi trò chuyện, hắt hơi, ho hoặc thông qua việc tiếp xúc với bề mặt có chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Đây đều là những hành động không khó để bắt gặp, dẫn đến tình trạng virus được phát tán, lây lan rất nhanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm virus cúm, trong đó cúm A chiếm 75%. Một con số đủ lớn để chúng ta thấy mức độ nghiêm trọng và dễ lây lan trong xã hội mà chủng virus này mang lại.

Cum-A-lay-lan-qua-giot-ban-va-co-the-bung-phat-thanh-dich

Cúm A lây lan qua giọt bắn và có thể bùng phát thành dịch

Không điều trị cúm A kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng

Khi có dấu hiệu lây nhiễm virus cúm A, nếu người bệnh chủ quan không đi khám/để tự khỏi, thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cúm A nếu xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như sốt cao trên 40 độ C không hạ, khó thở, tím tái toàn thân thì sẽ chuyển biến nặng hoặc gây ra những biến chứng không mong muốn như:

  • Suy hô hấp cấp: Cơ thể thiếu hụt oxy gây nên các tình trạng nguy hiểm như thiếu oxy mô, rối loạn vận mạch, suy đa tạng và có thể chết não.
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng một bên phổi hoặc cả hai bên gây tức ngực, khó thở, mệt mỏi, suy nhược.
  • Viêm phế quản: Viêm nhiễm niêm mạc phế quản với các biểu hiện như ho có đờm, ho dai dẳng, khó thở, tức ngực,...
  • Viêm thanh quản: Khàn tiếng, mất giọng nói,...
  • Phù phổi cấp: Ngạt thở cấp khiến người bệnh không thở được.
  • Viêm tai giữa: Đau tai, chảy máu tai, giảm sức nghe.
  • Viêm cơ tim kèm theo hoại tử tế bào cơ tim.

Ngoài một số biến chứng nguy hiểm kể trên, cúm A có thể dẫn đến tình trạng tiên lượng xấu, thậm chí có trường hợp người bệnh tử vong.

Các biến chứng sẽ còn nguy hiểm hơn nữa nếu người bệnh thuộc 1 trong những đối tượng sau: Người già và trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch, sử dụng chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá. 

Cum-A-co-the-gay-nen-bien-chung-suy-ho-hap-nang

Cúm A có thể gây nên biến chứng suy hô hấp nặng

Cúm A gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai

Câu hỏi cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không là thắc mắc của rất nhiều người. Các chuyên gia giải đáp rằng: Khi mang thai, hàng rào bảo vệ cơ thể (hệ thống miễn dịch) sẽ có sự suy giảm nhất định dẫn đến việc virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là virus cúm A.

Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm A, độc trong virus cùng với các triệu chứng như sốt cao trên 40 độ C, co giật sẽ làm giãn nở tử cung gây nên hiện tượng say thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Nếu như kháng thể của người mẹ vì tiêu diệt kháng nguyên của virus mà vượt qua hàng rào nhau thai, đi đến thai nhi sẽ làm tổn thương đứa bé, dẫn đến các tình trạng:

  • Hở hàm ếch.
  • Tim bẩm sinh.
  • Tổn thương não bộ thai nhi trong trường hợp mắc cúm A 5 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm A, bà bầu nên đi khám để được tư vấn kịp thời, tránh việc tự ý mua thuốc uống để giảm những trường hợp không hay xảy ra.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo cúm A ở trẻ - Thông tin hữu ích dành cho bố mẹ

Cum-A-tac-nhan-gay-ho-ham-ech-o-thai-nhi

Cúm A: Tác nhân gây hở hàm ếch ở thai nhi

Phòng bệnh cúm A hiệu quả 

Cúm A có thể ngăn ngừa nếu mỗi người đều có ý thức phòng bệnh. Đặc biệt là trên đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus cúm A như người lớn tuổi, trẻ em, người có tiền sử/đang mắc các bệnh lý nền như suy thận, viêm phổi, HIV hay đái tháo đường gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể.

Hiện nay các chuyên gia đã khuyến cáo rất nhiều phương pháp phòng ngừa việc nhiễm và lây lan virus cúm A. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngăn ngừa cúm A bằng cách tiêm các loại vacxin như: Bất hoạt, tái tổ hợp và sống giảm độc lực. Các loại vacxin này sẽ tạo ra các kháng thể ngay sau 2 tuần tiêm. Tiêm phòng hàng năm theo Lịch tiêm chủng Quốc gia để ngăn ngừa cúm A hiệu quả.
  • Chữa trị tốt các bệnh lý bản thân đang gặp phải để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
  • Đi khám ngay khi bản thân đang gặp các triệu chứng như: Ho, sốt, viêm họng để bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngoài các phương pháp phòng bệnh cúm A kể trên, bạn nên bổ sung thêm cho mình hoạt chất, thảo dược thiên nhiên có tác dụng nâng cao sức đề kháng như:

  • Nano bạc: Mang đặc tính kháng khuẩn cực cao, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, khuyến cáo bổ sung cho cơ thể.
  • Neem: Trong cây neem chứa Azadirachtin và Nimbin với hàm lượng khá cao, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Đồng thời, thảo dược này có khả năng làm lành vết thương rất tốt. 
  • Chitosan: Có tác dụng rõ rệt trong điều trị các vết thương ở giai đoạn đầu, làm giảm viêm và kháng khuẩn tốt chỉ trong vòng 2-4 ngày sử dụng.
  • Lá xoài: Đã được áp dụng trong điều trị y học cổ truyền từ lâu đời. Mangiferin trong lá xoài có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập của virus herpes, làm giảm các bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.
  • Nhọ nồi: Xuất hiện trong y học cổ truyền từ lâu với công năng cầm máu, chỉ huyết. Đặc biệt sử dụng cho cầm máu ở tử cung và chống đông máu. Ngoài ra còn sử dụng bổ gan, giải độc cho cơ thể làm giảm viêm và mụn nhọt.
  • Tạo giác thích: Hoạt chất trong cây sử dụng với nhiều mục đích như điều trị ung thư, giảm viêm, chống dị ứng thời tiết và kháng khuẩn cao.
  • L-Lysine: Qua các nghiên cứu của đại học dược khoa Indiana tại Mỹ đã cho kết quả hỗ trợ điều trị và làm lành các vết loét do virus herpes để lại rất nhanh. Cùng với đó các triệu chứng của bệnh cũng giảm đi rõ rệt.

>>>XEM THÊM: Nhận dạng nhanh biểu hiện cúm A và cách sống khỏe mùa cúm

La-xoai-co-tac-dung-khang-khuan-va-ngan-ngua-xam-nhiem-cua-virus-cum-A

Lá xoài có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa xâm nhiễm của virus cúm A

Ta đã có câu trả lời cho thắc mắc “Cúm A có nguy hiểm không?” và nhận ra rằng nó nguy hiểm hơn những gì mọi người hay nghĩ về một bệnh cúm thông thường. Để phòng ngừa cúm A bạn nên chuẩn bị cho mình một cơ thể, sức đề kháng tốt nhất và sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh cúm A, hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết và cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.healthline.com/health/influenza-a-symptoms#influenza-a-vs.-influenza-b

https://health.clevelandclinic.org/why-is-the-flu-so-dangerous/

https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm