Điểm danh 4 biểu hiện cúm A thường gặp

Thông thường, người có biểu hiện cúm A sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt trên 38 độ C đi kèm cảm giác ớn lạnh.
  • Đau đầu, cảm thấy đau nhức toàn bộ cơ bắp.
  • Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, suy nhược cơ thể.
  • Có các biểu hiện về đường hô hấp như: Ho khan, ho không có đờm; Đau họng, đau khi nuốt; Sổ mũi (chảy nước mũi), ngạt mũi; Hắt hơi.

Trong một số trường hợp, biểu hiện cúm A ở trẻ có thể xuất hiện thêm chứng đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. 

Ngoài ra, biểu hiện cúm A khá giống với cúm B và C. Theo WHO, bệnh cúm thường được chia thành 3 loại bao gồm: Cúm A, cúm B và cúm C. Ba loại cúm đều có những triệu chứng giống nhau, chỉ khác ở mức độ nặng, nhẹ của từng biểu hiện. 

mot-so-bieu-hien-cum-a-thuong-gap-o-nguoi

Một số biểu hiện cúm A thường gặp ở người

Phân biệt cúm A với cảm lạnh thông thường

Nguyên nhân cần phân biệt là do biểu hiện cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh. Cả 2 bệnh đều có một số dấu hiệu như: Ho, đau mỏi người và cơ bắp, sổ mũi,… Tuy nhiên, cúm A và cảm lạnh là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. 

Cúm A gây ra bởi virus cúm, trong khi cảm lạnh là do chủng rhinovirus. Cúm A nói riêng cũng như bệnh cúm nói chung gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, bao gồm: Họng, mũi, phế quản và phổi. Trong khi đó, cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới đường hô hấp trên là mũi và họng. Nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh có thể khiến chúng ta đi sai hướng điều trị, dẫn tới bỏ lỡ thời gian vàng để khắc phục.

Vì thế, bạn cần nhận biết rõ điểm khác nhau giữa cúm A và cảm lạnh. Phương pháp dễ nhất để phân biệt là dựa vào tần suất xuất hiện biểu hiện của từng bệnh. Mời bạn xem bảng sau để nhận dạng đúng.

 Bảng phân biệt biểu hiện cúm A và cảm lạnh lâm sàng

Tiêu chí đánh giá Cúm A Cảm lạnh
Triệu chứng 

Biểu hiện cúm A xuất hiện nhanh, đột ngột, với mức độ nặng hơn cảm lạnh. 

Nặng nhất trong 2 - 3 ngày, nhưng mệt mỏi, suy nhược có thể kéo dài vài tuần.

Các triệu chứng của cảm lạnh diễn ra từ từ, lần lượt. 

 

Đa số trường hợp bệnh cảm lạnh sẽ kéo dài trong khoảng 7 ngày.

Mức độ lây lan 1 - 3 ngày sau khi bị nhiễm, có thể lây lan 3 ngày đầu có triệu chứng là giai đoạn dễ lây nhất
Đau họng, viêm họng Thường gặp Phổ biến hơn, bị đau họng đầu tiên, triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 1 - 2 ngày
Sốt

Thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày

Sốt trên 38 độ C

Hiếm khi (một số trường hợp sốt là ở trẻ em)
Đau nhức cơ bắp Thường gặp Hiếm khi, mức độ đau nhức cơ bắp thấp
Đau đầu Thường gặp Ít hơn
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Thường gặp, suy nhược có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần Không bị suy nhược cơ thể sau khi hết triệu chứng
Chảy nước mũi/sổ mũi Đôi khi

Thường gặp

Nước mũi ở những ngày đầu lỏng hơn, sau đó dần có độ dính, màu đục hơn.

Ngạt mũi/tắc mũi Đôi khi Thường gặp
Ho Thường gặp, ho khan, có thể kéo dài hơn 10 ngày Thường gặp, ho có đờm
Ớn lạnh Thường gặp Đôi khi
Hắt hơi Đôi khi Thường gặp
Ỉa chảy Đôi khi có ở trẻ em Không

ban-co-hay-bi-nham-lan-trieu-chung-cua-cum-a-voi-cam-lanh

Bạn có hay bị nhầm lẫn triệu chứng của cúm A với cảm lạnh?

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm A

Đa số trường hợp mắc cúm A thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ, người cao tuổi, có bệnh lý mạn tính, sức đề kháng suy yếu,... thì cần chú ý những vấn đề sau.

Điều trị biểu hiện cúm A ở mức độ nhẹ tại nhà

Các trường hợp có biểu hiện cúm A ở mức độ nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà. Một số thuốc điều trị triệu chứng cúm A phổ biến như:

Thuốc hạ sốt

Theo phác đồ điều trị cúm của Bộ y tế, người sốt cao trên 38.5 độ C có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt. Liều lượng sử dụng tùy theo cân nặng và hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Và cần đặc biệt lưu ý: Không sử dụng thuốc aspirin để điều trị cúm tại nhà, bởi điều này có thể gây ra hội chứng Reye dẫn đến tử vong.

Nước điện giải

Sốt - Một trong những biểu hiện cúm A thường gặp khiến cơ thể đổ mồ hôi, mất nước và điện giải trầm trọng. Cần bổ sung các dung dịch như nước, oresol, hoa quả để bù điện giải và giảm mệt mỏi, mất sức.

Nước muối sinh lý

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý để giảm các triệu chứng cúm A như sổ mũi, nghẹt mũi tại nhà. Đây cũng là cách điều trị cúm A an toàn, thay vì dùng các loại thuốc xịt co mạch làm thông mũi và thuốc kháng histamin bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Mắc cúm A khi nào cần nhập viện?

Cúm A có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu bệnh tiến triển nặng và xuất hiện nhiều biến chứng. Cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế khi các biểu hiện cúm A không giảm, đi kèm với tình trạng:

  • Choáng váng, chóng mặt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau bụng, tức ngực.
  • Khó thở, thở nhanh hoặc lên cơn hen.
  • Sốt cao trên 38.5 độ C, kéo dài hơn 3 ngày. 
  • Các triệu chứng cúm A đã thuyên giảm, nhưng đột ngột nặng trở lại.
  • Tiêu chảy liên tục từ 3 lần/ngày.
  • Có vấn đề về tim: Huyết áp, nhịp tim thay đổi, xuất hiện các cơn đau tim. 
  • Có dấu hiệu viêm phổi, viêm phế quản khi thấy cơn ho dai dẳng không dứt, đờm có lẫn máu, thở khó khăn hơn.
  • Cảm thấy đau tai, khả năng nghe giảm, đi kèm với triệu chứng sốt, tiêu chảy, buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu viêm tai giữa cấp và tình trạng này rất dễ gặp ở trẻ nhỏ.

>>>XEM THÊM: Cảnh báo cúm A ở trẻ - Thông tin hữu ích dành cho bố mẹ

can-lien-he-voi-cac-co-so-y-te-neu-bieu-hien-cum-a-khong-giam

Cần liên hệ với các cơ sở y tế nếu biểu hiện bệnh cúm A không giảm

Bên cạnh đó, một số đối tượng có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng bao gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Trẻ đang điều trị bằng aspirin.
  • Người có hệ miễn dịch kém hoặc đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, suy gan, suy thận,...

Cách chăm sóc và phòng ngừa cúm A

Bên cạnh những lưu ý về thuốc điều trị và biến chứng của bệnh, người mắc cúm A cũng cần có chế độ chăm sóc và biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ăn đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn mau khỏe.
  • Chế biến các món dễ tiêu hóa do cơ thể còn yếu. Thức ăn dễ tiêu giúp giảm bớt áp lực với hệ tiêu hóa. 
  • Uống nhiều nước ấm, bù oresol để bổ sung đủ nước, chất điện giải cho cơ thể trong và sau khi bị sốt.

Phòng tránh lây nhiễm

  • Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, hạn chế nơi đông người để tránh lây nhiễm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng mỗi khi ho, hắt hơi.
  • Dùng riêng bát đĩa, đồ vệ sinh cá nhân cho đến khi hết bệnh.
  • Dùng cồn, chất tẩy rửa làm sạch đồ dùng trong nhà.
  • Sau khi hết sốt và không cần dùng thuốc hạ sốt, cần nghỉ ngơi tại nhà, tránh đến nơi đông người ít nhất 1 ngày.

Tiêm vacxin phòng cúm 

  • Nên tiêm vacxin phòng cúm A hàng năm.
  • Tiêm vacxin giúp giảm từ 70-90% trường hợp nhiễm bệnh ở người trưởng thành. Với người cao tuổi, tiêm vacxin có hiệu quả với việc giảm biến chứng viêm phổi, tử vong khoảng 60-80% trường hợp.

Nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày

Cùng với việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, người bệnh cần chú ý bổ sung các chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Vitamin C, khoáng chất kẽm gluconate, cao tạo giác thích,… đều là những thành phần đã được chứng minh về khả năng tăng cường hệ miễn dịch. 

  • Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin C giúp cơ thể gia tăng sản xuất và bảo vệ tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. 
  • Nghiên cứu của NCBI đã chỉ ra rằng: Bổ sung kẽm gluconate giúp giảm thời gian cảm lạnh thông thường lên tới 33%. Chất này cũng được sử dụng để giảm viêm, nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho người bị ung thư, tim mạch hay tiểu đường.
  • Cao tạo giác thích được báo cáo về hiệu quả giảm nồng độ nitric oxide - (khí này tăng khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, khi mắc bệnh tự miễn,…). Đồng thời, trong cao tạo giác thích cũng được phát hiện chứa nhiều thành phần như saponaretin, flavonoid có công dụng kháng, bất hoạt vi khuẩn, virus cực mạnh.

Và thay vì tự bổ sung rời rạc vài chất, phải lo lắng tìm hiểu kỹ về chất lượng và định lượng, để phòng ngừa và cải thiện cúm A nhanh chóng, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần này từ các công ty dược phẩm uy tín. 

tang-cuong-suc-de-khang-giup-giam-nguy-co-nhiem-cum-a

Tăng cường sức đề kháng giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm A

Bài viết trên đã cung cấp chi tiết những thông tin giúp bạn phân biệt cúm A với bệnh thông thường khác. Nhận biết sớm và áp dụng cách điều trị cúm A theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ giúp người bệnh tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về cúm A để phòng ngừa, sống khỏe trong các mùa cúm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về biểu hiện cúm A hoặc cần tư vấn cách điều trị, chăm sóc, đừng ngại để lại bình luận. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp!

Dược sĩ Nhật Hạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.healthline.com/health/influenza-a-symptoms

https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6264685/