Người bị thủy đậu không nên ăn cá trong thời gian mắc bệnh

Cá là một thực phẩm dinh dưỡng rất tốt trong nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về việc người bị thủy đậu cần tránh ăn cá. Tuy nhiên, dựa vào các báo cáo trên lâm sàng về tình trạng các nốt mụn nước thủy đậu trở nên trầm trọng hơn sau khi ăn cá, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng: Ăn cá trong khoảng thời gian bị bệnh thủy đậu là không nên để tránh triệu chứng nặng nề hơn. 

Không chỉ cá mà tất cả các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,... người bị thủy đậu cũng nên hạn chế trong thời gian mắc bệnh. Bởi vì, trong cá và hải sản chứa rất nhiều loại protein “lạ”, khi vào cơ thể chúng sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng. Điều này khiến cho quá trình làm lành các tổn thương diễn ra lâu hơn và có thể để lại sẹo thâm. 

An-ca-trong-giai-doan-bi-thuy-dau-co-the-lam-cac-not-mun-tram-trong-hon.webp

Ăn cá trong giai đoạn bị thủy đậu có thể làm các nốt mụn trầm trọng hơn

Kiêng gì giúp bệnh thủy đậu nhanh khỏi?

Để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp bệnh khỏi nhanh thì người bị thủy đậu nên kiêng ăn cá và một số đồ ăn, thức uống sau:

Kiêng những đồ ăn, thức uống khác: Gia vị mặn, đồ ăn cay nóng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa,...

Kiêng cào gãi và chạm vào nốt mụn nước thủy đậu: Các nốt mụn nước thủy đậu gây ra tình trạng ngứa ngáy, kích thích người bệnh gãi cào, chà xát. Điều này khiến các nốt mụn nước vỡ ra gây nhiễm trùng và dễ để lại sẹo.

Tránh đến những nơi đông người: Đây là bệnh có khả năng lây lan rất cao, cho nên khi nhiễm bệnh thủy đậu hoặc trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng, mọi người cần hạn chế đến những nơi đông người như: Bệnh viện, công viên, siêu thị,...

Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Giặt riêng quần áo với người bị bệnh, không sử dụng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo,...

Tránh tắm lá: Trong dân gian rất nhiều người truyền tai nhau sử dụng các loại lá trong vườn nhà để tắm cho người bị thủy đậu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo điều này là không nên, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi các hoạt chất có trong lá cây như tanin có thể làm các triệu chứng ngoài da của bệnh thủy đậu nặng nề hơn.

Không kiêng nước: Thực tế, kiêng nước là một quan điểm từ xa xưa và hoàn toàn không đúng. Việc không tắm rửa, vệ sinh hàng ngày chính là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh thủy đậu sinh sôi và phát triển. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm nốt mụn nước thủy đậu ngày càng nặng nề.

Không kiêng gió: Người mắc bệnh thủy đậu không cần phải kiêng gió, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức. Nhằm hạn chế tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều gây nhiễm trùng tại các nốt mụn nước thủy đậu.

>>> XEM THÊM: Thủy đậu ở người lớn - Những điều cần biết và cách điều trị

Khong-can-kieng-gio-quat-trong-qua-trinh-dieu-tri-benh-thuy-dau.webp

Không cần kiêng gió quạt trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu

Cách điều trị bệnh thủy đậu ngay tại nhà

Bệnh thủy đậu cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thủy đậu là một bệnh khá lành tính cho nên người mắc hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu bao gồm: Giảm nhẹ triệu chứng bệnh thủy đậu và chăm sóc tổn thương da.

Thuốc giảm nhẹ triệu chứng bệnh thủy đậu 

  • Sử dụng thuốc kháng virus theo đúng chỉ định và liệu trình mà bác sĩ kê.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol khi nhiệt độ của người bệnh trên 38.5 độ C.
  • Dưỡng ẩm các tổn thương da và bôi thuốc chống ngứa, sát khuẩn tại chỗ.
  • Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm xảy ra.

Chăm sóc tổn thương da do thủy đậu

Các nốt mụn nước thủy đậu mọc khắp cơ thể là nỗi lo của rất nhiều người. Nhằm tránh trường hợp các nốt mụn lành và để lại sẹo, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da an toàn và lành tính như nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan. Đặc biệt, nano bạc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và cho kết quả: Chỉ một lượng nano bạc rất nhỏ cũng có tác dụng chống lại tất cả các loại vi khuẩn kể cả các chủng đa kháng. Từ đó, cho tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kích thích tái tạo da. Để thuận tiện trong sử dụng, người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa 3 thành phần này để thay thế.

Nano-bac-giup-han-che-hinh-thanh-seo-do-mun-nuoc-thuy-dau-de-lai.webp

Nano bạc giúp hạn chế hình thành sẹo do mụn nước thủy đậu để lại

Cách phòng bệnh thủy đậu

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mỗi người đều cần có ý thức tự giác phòng chống bệnh thủy đậu bằng các biện pháp như sau:

  • Tiêm vacxin phòng thủy đậu là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả và lâu dài nhất. Đối tượng tiêm phòng là trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Mọi người tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cần tiêm đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 6 tuần để đạt hiệu quả tối đa.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh thủy đậu nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp là người chăm sóc thì cần đảm bảo có đủ đồ bảo hộ và vệ sinh, sát khuẩn toàn thân.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và các vật dụng, đồ dùng mỗi tuần 1 lần.

Một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh thủy đậu là do suy yếu hệ miễn dịch, sức đề kháng kém dẫn đến cơ thể không có đủ sức chống lại virus, vi khuẩn và nấm. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược an toàn, lành tính đã được nghiên cứu lâm sàng cho kết quả tích cực lên hệ miễn dịch như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. 

Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm có thành phần từ L-lysine kết hợp với các thảo dược kể trên để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cao-la-neem-giup-nang-cao-suc-de-khang-phong-ngua-benh-thuy-dau.webp

Cao lá neem giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh thủy đậu

Tóm lại, “thủy đậu ăn cá được không?” thì câu trả lời là không nên. Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng nếu dùng trong giai đoạn bị thủy đậu có thể khiến các nốt mụn nước tổn thương nặng nề hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu cũng như có câu trả lời cho bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp thêm. 
Tài liệu tham khảo

https://www.quora.com/Is-it-okay-to-eat-fish-while-having-chicken-pox 

https://www.healthline.com/nutrition/chicken-pox-diet

https://www.okadoc.com/blog/healthy-lifestyle/foods-to-eat-and-avoid-when-have-chickenpox/