Nhiều người thường nghĩ bệnh thủy đậu chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đặc biệt, khi đối tượng mắc thủy đậu là người lớn sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người lớn thuộc đối tượng nào thì dễ mắc thủy đậu?
Thông thường, bệnh thủy đậu ở người lớn xảy ra ở những trường hợp chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ và cũng chưa từng tiêm vaccine phòng thủy đậu. Chính vì vậy, những người sinh sống cùng trẻ em dưới 12 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu rất dễ bị lây bệnh từ trẻ.
Người làm việc trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học, công viên,... cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc thủy đậu do có thể bị lây lan từ trẻ.
Người lớn phải chăm sóc trẻ em mắc bệnh thủy đậu, có tiếp xúc trực tiếp với ban hoặc chất tiết của bệnh nhân mắc thủy đậu hoặc zona… dễ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.
Ngoài ra, nếu sử dụng chung đồ, hoặc chạm vào vật dụng của người bệnh thủy đậu như quần áo, chăn màn, giường chiếu,... cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc thủy đậu rất lớn.
Người làm việc trong môi trường nhiều trẻ nhỏ dễ bị lây nhiễm thủy đậu
Biểu hiện đặc trưng của thuỷ đậu ở người lớn
Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở người lớn cũng khá giống với trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus, sau đó người bệnh sẽ có các biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau nhức cơ thể. Sau khoảng 1-2 ngày, các nốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện. Tiếp theo đó, người bệnh sẽ thấy các nốt mụn nước này lan ra toàn cơ thể, gây ngứa ngáy rồi trở thành vết loét và đóng vảy. Đối với người lớn, số mụn nước dao động từ 250-500 nốt trên khắp cơ thể.
Biến chứng có thể gặp phải của bệnh thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu thường lành tính nếu được chăm sóc đúng và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Biến chứng hay gặp của bệnh thủy đậu là nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và nhiễm trùng máu. Lý do bởi người bệnh vệ sinh không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng hoặc các nốt mụn nước gây ngứa nên người bệnh thường dùng tay cào gãi làm nặng hơn vết tổn thương.
- Viêm phổi là biến chứng thủy đậu hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh sẽ gặp các biểu hiện ho nhiều, khó thở, tức ngực vào khoảng ngày thứ 3 – 5 sau khi bệnh thủy đậu khởi phát.
- Viêm não cũng là biến chứng do thủy đậu, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biến chứng viêm não thường xuất hiện sau 1 tuần kể từ khi người bệnh nổi mụn nước. Nếu bị biến chứng này, người bệnh sẽ sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn tri giác…
- Viêm cầu thận cấp, viêm thận cũng là biến chứng do thủy đậu gây ra. Dấu hiệu để nhận biết là người bệnh thấy tiểu ra máu, suy thận.
- Zona sau thủy đậu: Sau khi khỏi bệnh, virus gây bệnh thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các tế bào thần kinh dưới dạng bất hoạt. Đợi đến khi người bệnh lớn tuổi hoặc hệ miễn dịch suy yếu thì virus có thể hoạt động trở lại gây ra bệnh zona (giời leo) khiến người mắc đau đớn. Cơn đau do giời leo có thể kéo dài sau đó hàng tháng, hàng năm, thậm chí sau nhiều năm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người mắc. Tình trạng này được gọi là chứng đau dây thần kinh sau zona rất thường gặp.
Ngoài ra, một số biến chứng khác mà người bệnh thủy đậu có thể gặp đó là viêm tai, viêm cơ tim, viêm niêm mạc miệng, viêm thanh quản do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này khiến lở loét, nhiễm trùng sưng tấy….
Những đối tượng người lớn có nguy cơ cao gặp phải biến chứng do bệnh thuỷ đậu là: Phụ nữ mang thai; Người đang hóa trị phải dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch; Người đang thuốc steroid chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp; Người có hệ thống miễn dịch suy yếu…
Zona thần kinh là biến chứng có thể gặp phải sau khi bị thủy đậu
Điều trị bệnh thuỷ đậu ra sao?
Trong điều trị thủy đậu hiện nay, bên cạnh việc cải thiện triệu chứng, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc để người bệnh mau hồi phục.
Thuốc điều trị thủy đậu
Nguyên tắc khi điều trị thủy đậu là cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng cào gãi của người bệnh đồng thời không để nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.
Người bệnh thủy đậu thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng virus, các vitamin nhóm B, C, thuốc hạ sốt,…
Ngoài ra, người bệnh được uống thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin… Một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Với các nốt mụn nước thủy đậu, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bôi thuốc tím để kháng viêm. Khi mụn nước vỡ, người bệnh có thể bôi xanh methylen lên những vết tổn thương để sát trùng.
Tuy nhiên, yếu tố thẩm mỹ là điều mà người bệnh e ngại, bởi các thuốc này dây bẩn ra quần áo. Hơn nữa, xanh methylen dễ gây kích ứng da, không tác động vào nguyên nhân cơ bản của bệnh là hệ miễn dịch suy yếu. Do vậy, bệnh lâu khỏi và có nguy cơ để lại sẹo rỗ.
Nếu các mụn nước thủy đậu có dấu hiệu bội nhiễm, sưng mủ thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh phù hợp.
Thời gian khỏi bệnh thủy đậu ở người lớn thường từ 10 đến 14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian khỏi bệnh có thể lâu hoặc nhanh hơn.
Bôi xanh methylen trị thủy đậu khiến bẩn quần áo và dễ gây kích ứng da
Cải thiện bệnh thủy đậu không để lại sẹo nhờ gel bôi thảo dược
Để cải thiện bệnh thủy đậu nhanh chóng, ngoài áp dụng các phương pháp như trên thì người bệnh cần có thêm biện pháp hiệu quả giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, sử dụng kem bôi thảo dược giúp nhanh lành tổn thương do thủy đậu, không để lại sẹo là xu hướng được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Hiện nay, gel bôi thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng để điều trị thủy đậu tại nhà. Với thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate, gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì thế, giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh. Gel bôi còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.
Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bị thủy đậu
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp uống cốm thảo dược có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bị thủy đậu.
Trên đây là những biến chứng nguy hiểm khi người lớn bị thủy đậu. Bên cạnh đó, người bệnh hãy xây dựng sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng bộ sản phẩm cốm & gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.