Thủy đậu vẫn có thể mắc nhiều lần trong đời
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có một vài trường hợp mắc bệnh thủy đậu nhiều lần trong đời. Bạn có thể bị bệnh thủy đậu nhiều hơn 1 lần nếu thuộc một trong các đối tượng sau:
- Mắc bệnh thủy đậu khi chưa được 6 tháng tuổi.
- Đã từng bị thủy đậu nhưng ở mức độ rất nhẹ.
- Hệ miễn dịch quá yếu.
- Chưa từng mắc bệnh nhưng bị chẩn đoán sai.
Thông thường, sau khi bị thủy đậu 1 lần, cơ thể sẽ tự sản sinh kháng thể bền vững, miễn dịch với virus suốt đời. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị và phòng ngừa đúng cách, thủy đậu có thể tái phát trở lại.
>>> XEM THÊM: Bị bệnh thủy đậu có được ăn cá không? Câu trả lời có TẠI ĐÂY!
Thủy đậu bị lại từ lần 2 có nguy hiểm không?
Virus thủy đậu có thể khiến bạn nhiễm bệnh 2 lần. Bệnh có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ và sức khỏe của người bệnh.
Khi bị thủy đậu 1 lần, virus gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể ở dạng ngủ và nó sẽ tái hoạt động trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi như: Căng thẳng, sức đề kháng kém,...
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng virus thủy đậu gây bệnh lần 2 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bao gồm: Mất thị lực, thính lực, liệt mặt, viêm phổi, viêm não,... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
Virus thủy đậu gây bệnh lần 2 có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm
Có phải ai cũng bị thủy đậu?
Không phải ai cũng sẽ bị thủy đậu. Trên thực tế, có tới 90% trường hợp mắc bệnh đều xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc thủy đậu hơn nếu chưa từng nhiễm loại virus này. Hoặc chưa tiêm vacxin phòng bệnh. Hay sức đề kháng kém nguy cơ mắc thủy đậu nói riêng và các bệnh lý do virus nói chung cũng cao hơn.
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà
Bệnh thủy đậu có thể tự khỏi sau 5-10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là 6 điều cần thực hiện tại nhà để đẩy lùi bệnh thủy đậu:
- Hạ sốt nếu nhiệt độ trên 38 độ C và giảm đau nhức bằng paracetamol. Tránh sử dụng aspirin vì có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là hội chứng Reye.
- Cắt móng tay và hạn chế cào gãi. Hành động này có thể khiến các tổn thương ngoài da bị nhiễm trùng và để lại sẹo sau khi lành. Có thể áp dụng biện pháp vỗ nhẹ, đắp bột yến mạch, thoa kem dưỡng da,... để làm dịu cảm giác ngứa rát trên da.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt không kiêng nước, kiêng gió quạt khi bị thủy đậu.
- Bổ sung đủ nước và điện giải để cơ thể tự đào thải virus nhanh hơn.
- Chế biến thức ăn lỏng, dễ nuốt và nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu người bệnh thuộc 1 trong số các đối tượng sau: Phụ nữ có thai, nhiễm HIV, hóa trị liệu hoặc sử dụng thuốc steroid liều cao.
Ngoài ra, sau khi nốt mụn nước khô và lành lại có thể hình thành sẹo là nỗi lo của rất nhiều người. Vì thế, vừa điều trị khỏi thuỷ đậu vừa ngừa sẹo là ưu tiên hàng đầu của nhiều người bệnh. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm có thành phần từ nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan. Các thành phần này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và cho kết quả như sau:
- Làm sạch, kháng khuẩn và dịu da.
- Kích thích tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sẹo.
>>> XEM THÊM: Thủy đậu ở người lớn - Những điều cần biết và cách điều trị
Cắt móng tay để tránh trẻ cào gãi lên nốt mụn thủy đậu
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tái phát
Thủy đậu là một bệnh khá lành tính nhưng nếu nhiễm trùng các mụn nước, có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Vì thế, để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu, Bộ Y tế đã khuyến cáo thực hiện những biện pháp sau:
- Cách phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm vacxin. Vacxin thủy đậu sẽ tạo ra miễn dịch mạnh mẽ, sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin theo đúng quy định, cụ thể như sau: Trẻ từ 1 đến 12 tuổi tiêm 1 liều. Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên: Tiên 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 6 tuần.
- Cách ly người bệnh thủy đậu 7-10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh.
- Rửa tay, vệ sinh thân thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
- Vệ sinh nhà cửa bằng dung dịch sát khuẩn hàng tuần.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân điển hình nhất khiến virus thủy đậu tái phát lần 2 là do hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế, để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả thì bên cạnh việc áp dụng những biện pháp trên, bạn cần tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung qua chế độ ăn là không đủ, đặc biệt là khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát. Và biện pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là sử dụng thảo dược từ thiên nhiên bởi sự an toàn, lành tính và có thể sử dụng lâu dài. Một số loại thảo dược bạn có thể tham khảo sử dụng như: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao tạo giác thích, cao nhọ nồi giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng thủy đậu nhanh hơn.
Cao lá neem giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh thủy đậu tái phát lần 2
Qua những thông tin bài viết chia sẻ, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Thủy đậu bị mấy lần trong đời?”. Thông thường bệnh chỉ bị 1 lần trong đời, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mắc thủy đậu lần thứ 2. Hy vọng thông qua bài viết trên, thắc mắc của bạn đã được giải đáp đồng thời biết cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.
Dược sĩ Nhật Hạ
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/chickenpox-in-adults
https://www.healthline.com/health/can-you-get-chickenpox-twice
https://www.verywellhealth.com/second-cases-of-chicken-pox-2633344