Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng sốt và phát ban trên toàn cơ thể. Hầu hết các trường hợp mắc thủy đậu là trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nếu cơ thể chưa có miễn dịch.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Virus varicella-zoster (VZV) thuộc họ herpesvirus là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu. 

Chính bởi nguyên nhân do virus nên rất nhiều người băn khoăn “liệu thủy đậu có lây không?” Câu trả lời là CÓ. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người sang người, thông qua 1 số con đường như:

  • Trực tiếp chạm vào chất lỏng từ các nốt mụn nước của người mắc thủy đậu.
  • Hít phải những giọt bắn nhỏ li ti của người mắc thủy đậu khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật có dính dịch tiết từ ban ngứa, các giọt bắn từ người bệnh.

Virus-varicella-zoster-co-nhieu-trong-dich-mun-nuoc-thuy-dau

Virus varicella-zoster có nhiều trong dịch mụn nước thủy đậu

Đối tượng dễ mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Những trẻ dưới 1 tuổi có mẹ đã mắc bệnh thủy đậu trước đó thường không bị nhiễm bệnh. Lý do là bởi trẻ vẫn còn miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang trước khi sinh.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu và có thể có nguy cơ cao bị các biến chứng bao gồm:

  • Những người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm đủ liều vacxin.
  • Trẻ sơ sinh.
  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Những người có cơ thể suy giảm khả năng chống lại vi trùng (hệ thống miễn dịch suy yếu) vì bệnh tật hoặc thuốc men, ví dụ: Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS hoặc ung thư, người bệnh đã được cấy ghép tạng hoặc đang điều trị hóa chất, thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng steroid lâu dài.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu 

Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu là xuất hiện các nốt ban gây ngứa trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể khác nhau qua từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu tiên khi mắc thủy đậu. Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 1 đến 3 tuần và thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào nên rất khó nhận biết.

Giai đoạn khởi phát

Sau khoảng thời gian ủ bệnh, khoảng 1-2 ngày trước khi các nốt ban xuất hiện, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng của giai đoạn khởi phát như:

  • Sốt nhẹ 37.5-38 độ C.
  • Ăn không ngon (bỏ bú đối với trẻ sơ sinh).
  • Nhức đầu.
  • Đau bụng.

Những triệu chứng này không điển hình đối với thủy đậu và rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường nên cần đặc biệt lưu ý.

Trieu-chung-sot-nhuc-dau-dau-bung-khi-mac-thuy-dau-de-nham-lan-voi-cam-cum

Triệu chứng sốt, nhức đầu, đau bụng khi mắc thủy đậu dễ nhầm lẫn với cảm cúm

Giai đoạn toàn phát

Khoảng 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng của giai đoạn khởi phát, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban có đặc điểm như sau:

  • Các nốt mẩn màu hồng hoặc đỏ có đường kính khoảng 3mm thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, lưng và mặt, sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, phát ban có thể xuất hiện ở cổ họng, bên trong miệng, mí mắt, vùng sinh dục, niêm mạc niệu đạo, hậu môn...
  • Vài ngày sau, các nốt mẩn sẽ chuyển thành mụn nước, hình thành trong khoảng 1 ngày, sau đó vỡ và tiết dịch. Mụn nước thủy đậu khiến người bệnh ngứa rát và vô cùng khó chịu.

Đây là giai đoạn mà bệnh thủy đậu dễ lây lan nhất. Vậy nên, người mắc thủy đậu cần đặc biệt chú ý hạn chế tiếp xúc với người lành để tránh lây lan dịch bệnh.

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng 7-10 ngày từ khi bệnh khởi phát, các mụn nước mọc lên sẽ bắt đầu đóng vảy, cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ, thâm trên da. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các vết thâm này thường không để lại sẹo.

Cac-not-ban-thuy-dau-o-giai-doan-hoi-phuc

Các nốt ban thủy đậu ở giai đoạn hồi phục

6 biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Biến chứng nhẹ của thủy đậu là nhiễm trùng da tại vị trí mọc mụn nước, nặng hơn là vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết, dẫn đến viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não...  Đây là những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng hoặc để lại di chứng cho người mắc phải.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bạn hoặc người thân đang mắc phải biến chứng của bệnh thủy đậu thì hãy đến ngay bệnh viện/cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng của thủy đậu cụ thể như sau:

Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng thứ phát, thường do vi khuẩn staphylococcus aureus hoặc streptococcus pyogenes gây ra. Khi bị nhiễm trùng, da của người bệnh thường có các dấu hiệu như chốc lở, sưng đỏ, dịch mủ màu đục…

Nhiễm trùng da và mô mềm có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, ta cũng không nên chủ quan vì nếu không chăm sóc đúng cách thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn chung, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết cực kỳ nguy hiểm.

Nhiễm trùng phổi

Viêm phổi do Varicella-zoster là biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu và có tỷ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này phát triển khi virus hoặc vi khuẩn (nếu nhiễm trùng máu thứ phát) di chuyển đến phổi qua máu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng phổi bao gồm: Tức ngực, ho có đờm xanh, vàng hoặc có thể lẫn máu, khó thở và sốt cao lên tới 39-40 độ C,…

Viem-phoi-do-VZV-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-thuy-dau

Viêm phổi do VZV là biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Mất điều hòa tiểu não cấp tính

Virus varicella-zoster có thể gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, hay gặp nhất là viêm tiểu não. 

Theo thống kê, tỷ lệ mắc biến chứng này rơi vào khoảng 1/4000 ca mắc thủy đậu. Mất điều hòa tiểu não do VZV có các triệu chứng như: Sốt, khó chịu, đi lại khó khăn, choáng váng, mất thăng bằng và suy giảm khả năng nói. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần sau khi mắc thủy đậu.

Viêm màng não

Một biến chứng thần kinh tiềm ẩn khác của bệnh thủy đậu là viêm màng não. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính khiến các màng bao quanh bảo vệ cấu trúc hệ thần kinh bị sưng và viêm.

Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng mạnh), cứng cổ và đau, mê sảng và co giật.

Biến chứng gan

Một số trẻ đang hồi phục sau nhiễm virus (đặc biệt là bệnh thủy đậu hoặc cúm) có nguy cơ phát triển hội chứng Reye - một hội chứng hiếm gặp gây sưng gan và não. 

Hội chứng Reye cũng có liên quan đến aspirin, vì vậy, tốt nhất bạn không nên cho trẻ dùng thuốc này để điều trị các triệu chứng thủy đậu (hoặc các bệnh nhiễm virus khác).

Các biểu hiện của hội chứng Reye bao gồm: Buồn nôn, nôn, gan to, thở nhanh, thở mạnh, có thể co giật hoặc hôn mê.

Su-dung-aspirin-de-dieu-tri-thuy-dau-o-tre-em-co-the-gay-ra-hoi-chung-Reye

Sử dụng aspirin để điều trị thủy đậu ở trẻ em có thể gây ra hội chứng Reye

Zona thần kinh

Sau khi một người bị nhiễm bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster không được đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể. Thay vào đó, nó di chuyển đến các điểm trong hệ thống thần kinh được gọi là hạch - nơi các nhánh của dây thần kinh kết hợp với nhau. Chúng tồn tại ở thể tiềm ẩn và không gây bệnh. 

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi thì virus có thể đột ngột hoạt động trở lại (thường là nhiều năm sau khi mắc thủy đậu). Khi điều này xảy ra, virus sẽ di chuyển ngược xuống dây thần kinh rồi đến các vùng da trên cơ thể, gây ra các vết phồng rộp và bỏng rát khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh thủy đậu. Vậy nên, trong phác đồ điều trị, các bác sĩ chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng và khắc phục biến chứng.

Thuốc điều trị bệnh thủy đậu

Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh thủy đậu mà bác sĩ thường hay sử dụng:

  • Thuốc kháng virus: Sử dụng thuốc kháng virus có chứa acyclovir hoặc famciclovir theo đường uống hoặc bôi ngoài da.
  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol là thuốc thường được sử dụng, tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em để tránh mắc phải hội chứng Reye.
  • Thuốc chống bội nhiễm: Thuốc bôi thủy đậu xanh methylen, thuốc kháng sinh (thuốc mỡ hoặc thuốc uống)… 
  • Giảm ngứa: Dùng thuốc kháng histamin H1 như clorpheniramin, loratadin.

Xanh-methylen-co-the-giup-lam-giam-nguy-co-boi-nhiem-tu-cac-not-ban-thuy-dau

Xanh methylen có thể giúp làm giảm nguy cơ bội nhiễm từ các nốt ban thủy đậu

Điều trị và chăm sóc thủy đậu tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thủy đậu thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng kem dưỡng da calamine (thành phần có chứa calamine và oxit kẽm) bôi lên vùng da tổn thương do thủy đậu có thể giúp giảm ngứa.
  • Cắt ngắn móng tay và hạn chế gãi để ngăn virus lây lan sang người khác, đồng thời phòng ngừa nhiễm trùng da.
  • Mặc quần áo vải mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da thường xuyên để tránh xảy ra biến chứng.
  • Thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước hàng ngày (nên sử dụng nước ấm và tắm ở nơi kín gió).
  • Nếu bạn vô tình làm xước vết phồng rộp, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng trong vòng ít nhất 20 giây để tránh lây lan ban thủy đậu sang các vùng khác của cơ thể. 

Nếu vết ban thủy đậu gây ra các triệu chứng khó chịu thì bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm gel bôi có chứa thành phần nano bạc để giảm thiểu biểu hiện cũng như nhanh chóng làm lành vết thương. Nano bạc đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học, trong đó có Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Kết quả là nano bạc có khả năng kháng khuẩn vượt trội giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng từ các tổn thương do virus thủy đậu gây ra. 

Đặc biệt, nano bạc khi kết hợp với các thành phần như dịch chiết lá neem, chitosan, kẽm salicylate còn mang lại hiệu quả tăng cường kháng khuẩn cũng như thúc đẩy tái tạo da ở vết mụn thủy đậu, tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Nano-bac-co-cong-dung-ho-tro-lam-giam-trieu-chung-va-lam-mo-seo-thuy-dau

Nano bạc có công dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và làm mờ sẹo thủy đậu

Cách phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu

Tiêm phòng vacxin thủy đậu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là 2 biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh thủy đậu tốt nhất.

Tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tiêm chủng vacxin là cách tốt nhất để ngăn ngừa thủy đậu. Ước tính rằng, những người tiêm đủ 2 liều vacxin có khả năng phòng ngừa thủy đậu lên tới 98%. 

Dưới đây là những đối tượng được khuyến cáo tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu:

  • Trẻ sơ sinh: Đây là đối tượng được khuyến cáo tiêm chủng 2 mũi vacxin ngừa thủy đậu. Trong đó, mũi đầu tiên nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi và mũi thứ hai vào lúc 4 đến 6 tuổi. Vacxin này có thể được kết hợp với vacxin sởi, quai bị và rubella. Nhưng đối với một số trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi, việc kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ sốt và co giật. Vậy nên, bạn cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ trước khi muốn kết hợp vacxin tiêm chủng cho con.
  • Những trẻ lớn hơn nhưng chưa được tiêm phòng: Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi chưa chủng ngừa nên được tiêm 2 liều vacxin thủy đậu và nên tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên chưa được chủng ngừa cũng nên tiêm 2 liều và cách nhau ít nhất 4 tuần.
  • Người lớn chưa được chủng ngừa: Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu và có nguy cơ bị phơi nhiễm cao cũng được khuyến cáo nên tiêm vacxin thủy đậu. Những người có nguy cơ cao bao gồm: Nhân viên y tế, giáo viên chăm sóc trẻ em, du khách quốc tế, người lớn sống với trẻ nhỏ và tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Những người tiếp xúc với đối tượng bị thủy đậu nhưng chưa có miễn dịch: Thời gian ủ bệnh thuỷ đậu là 1-3 tuần tính từ khi phơi nhiễm với virus. Do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu mà có tiếp xúc với người bệnh thì trong vòng 3 ngày có thể tiêm vacxin để phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó.

Tre-em-tu-12-thang-tuoi-duoc-khuyen-cao-tiem-phong-vacxin-thuy-dau

Trẻ em từ 12 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm phòng vacxin thủy đậu

Một số biện pháp khác phòng ngừa thủy đậu

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có đưa ra một số cách phòng bệnh thủy đậu, bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc đang có dấu hiệu của bệnh để phòng tránh lây lan.
  • Những người mắc thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
  • Tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng (dao cạo râu, bàn chải đánh răng…), vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Tăng cường sức đề kháng giúp phòng ngừa thủy đậu

Nguyên nhân sâu xa của việc nhiễm bệnh thủy đậu là do sức đề kháng cơ thể bị suy giảm. Vậy nên, việc sử dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng giúp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả. Hiện nay, nhiều người chọn sử dụng các loại thảo dược đến từ thiên nhiên như cao lá xoài để nâng cao sức đề kháng giúp phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu. 

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã tìm ra hợp chất mangiferin có trong lá xoài giúp ức chế sự phát triển của virus, đặc biệt là virus nhóm herpes - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như thủy đậu, zona thần kinh, mụn rộp… 

Tuy nhiên, lá xoài có nhược điểm là vị chua và hơi chát nên nhiều người không sử dụng được. Vậy nên, thay vì sử dụng lá xoài tươi, bạn cũng có thể tìm mua loại sản phẩm cốm hòa tan có chứa thành phần cao lá xoài, rất tiện lợi và an toàn trong việc sử dụng.

Hop-chat-mangiferin-duoc-tim-thay-trong-la-xoai-giup-uc-che-su-phat-trien-cua-virus-gay-benh-thuy-dau

Hợp chất mangiferin được tìm thấy trong lá xoài giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của người mắc, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Hy vọng qua bài viết này thì các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu. Nếu còn vấn đề gì, hãy để lại bình luận ở phía dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/chickenpox/about/symptoms.html

https://kidshealth.org/en/parents/chicken-pox.html

http://www.skinsight.com/skin-conditions/child/varicella-chickenpox?Imiw9cApl