Bệnh thủy đậu mấy ngày hết ngứa dứt điểm?
Thủy đậu (hay còn gọi trái rạ) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus varicella zoster. Thông thường, virus này sẽ ủ bệnh trong khoảng 10 – 15 ngày sau đó mới bùng phát các triệu chứng ở người bệnh.
Nhiều người thắc mắc: “Tại sao bệnh thủy đậu lại gây ngứa”? Câu trả lời là mụn nước được bao bọc bởi một lớp màng mỏng có dịch lỏng trong suốt bên trong. Nó tiết ra những chất hóa học kích hoạt dây thần kinh, từ đó gây cảm giác ngứa ngáy, khiến người bệnh thủy đậu bứt rứt khó chịu. Tình trạng ngứa ngáy này có thể tăng lên đáng kể nếu bạn gãi, chà xát liên tục lên các mụn nước.
Bệnh thủy đậu khiến người mắc ngứa ngáy khó chịu
Thông thường, tình trạng ngứa sẽ được cải thiện sau 3 – 4 ngày, thuyên giảm dần sau khi mụn nước vỡ ra và lành hẳn. Trong vòng 1-2 tuần, các cơn ngứa và những triệu chứng bệnh thủy đậu sẽ dần được cải thiện, những mụn nước sẽ đóng vảy và cơn ngứa sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Tuy nhiên, thời gian cụ thể ở mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào mức độ hoạt động của virus, tình trạng tổn thương da, chế độ chăm sóc - điều trị ra sao của bệnh nhân.
Các biện pháp giảm ngứa cho người bị thủy đậu
Khi bị ngứa do bệnh thủy đậu sẽ khiến bạn khó chịu và bứt rứt. Bạn có thể tham khảo thực hiện các biện pháp sau để giảm ngứa:
Tắm giúp giảm ngứa thủy đậu
Cách đơn giản nhất giúp bạn giảm ngứa khi bị thủy đậu là tắm bằng nước ấm. Việc tắm thường xuyên trong 20 – 30 phút sẽ có tác dụng làm sạch da, giúp dịu da đang bị kích ứng bởi mụn nước thủy đậu. Tuy nhiên trong lúc tắm bạn cần chú ý:
- Tốt nhất là không sử dụng xà phòng, nếu có thì chỉ dùng xà phòng dịu nhẹ được dành riêng cho làn da nhạy cảm hoặc cho trẻ sơ sinh để không ảnh hưởng đến các vùng tổn thương do mụn thủy đậu.
- Có thể tắm cùng với bột yến mạch vì theo các chuyên gia da liễu, bột yến mạch giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, việc tắm bằng bột yến mạch sẽ giúp giảm ngứa da do thủy đậu rất hiệu quả.
- Điều cần thiết sau khi tắm là người bệnh cần lau khô da bằng khăn bông mềm, sạch.
Tắm giúp dịu da đang bị kích ứng bởi mụn nước thủy đậu
Không cào gãi vào các nốt mụn nước
Khi da bị ngứa, gãi là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, hạn chế gãi lên các nốt mụn nước thủy đậu là một công việc rất khó khăn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc cào gãi có thể khiến mụn nước vỡ ra và làm tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn, khiến da bị chảy máu và sưng viêm nên bạn cần hạn chế tối đa các tác động lên vùng da có mụn nước.
Một số giải pháp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo bao gồm:
- Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ.
- Ngay khi thấy trẻ bắt đầu gãi, hãy đánh lạc hướng trẻ sang vấn đề khác.
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ.
Thời gian đầu khi mụn nước thủy đậu mới xuất hiện, bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng ngứa rõ rệt. Tuy nhiên dần dần cơ thể sẽ thích nghi với triệu chứng này và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chườm lạnh vào vùng da bị ngứa
Nhiệt độ lạnh từ túi chườm sẽ làm dịu da, cải thiện hiện tượng viêm ngứa. Chính vì vậy khi bị ngứa do thủy đậu, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh áp lên da trong khoảng 10 – 15 phút.
Bên cạnh đó, túi chườm sẽ làm tê các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác khiến não bộ không nhận thấy tín hiệu ngứa, từ đó giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy do thủy đậu.
Chườm lạnh giúp người bệnh thủy đậu giảm cảm giác ngứa ngáy
Nên mặc quần áo cotton rộng rãi
Khi bị ma sát với quần áo, các triệu chứng ngứa ngáy do thủy đậu sẽ tăng lên, mụn nước có thể vỡ ra gây ngứa nhiều hơn. Vì vậy người bệnh thủy đậu nên mặc trang phục rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi để tránh làm tổn thương da nặng hơn.
Dùng thuốc giảm ngứa
Nếu bị ngứa ngáy quá mức, bạn có thể sử dụng thuốc giảm ngứa để cải thiện triệu chứng này:
- Thuốc kháng histamine: Sử dụng các loại thuốc kháng histamine có thể cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức, sưng viêm… do virus thủy đậu gây ra.
- Calamine lotion: Loại kem bôi da này chứa kẽm oxit có tác dụng giảm kích ứng và ngứa da. Bạn có thể sử dụng em bôi da này 1 – 2 lần/ ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng da và giảm ngứa.
Bạn lưu ý, thuốc bôi chứa corticoid cũng có tác dụng giảm ngứa tốt. Tuy nhiên loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình lành bệnh nên không được khuyến khích dùng cho người bị thủy đậu.
Thuốc kháng histamine giúp người bệnh thủy đậu giảm ngứa
Cải thiện thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh áp dụng các biện pháp giảm ngứa như trên, bạn cần tập trung điều trị để ức chế virus gây bệnh. Khi virus được kiểm soát, tình trạng ngứa ngáy và các triệu chứng khác sẽ được cải thiện dứt điểm.
Để làm được điều này, hiện nay, các chuyên gia thường khuyên người mắc thủy đậu nên lựa chọn loại gel bôi từ thiên nhiên có thành phần chính là nano bạc kết hợp với những thảo dược lành tính khác như: dịch chiết neem, chitosan,... giúp chống viêm, giảm ngứa ngáy, tiêu diệt virus vi khuẩn, tái tạo da, nhanh liền sẹo.
Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bị thủy đậu
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp uống cốm thảo dược có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bị thủy đậu.
Trên đây là những cách giảm ngứa khi bị thủy đậu. Bên cạnh đó, người bệnh hãy xây dựng sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng bộ sản phẩm cốm & gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.