Tác nhân khiến bạn bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-zoster hay virus Herpes zoster gây ra, con đường chủ yếu lây lan là từ người sang người qua hô hấp hoặc tiếp xúc gần. 

Người bệnh có thể lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện nốt ban đầu tiên, trong giai đoạn phát ban toàn cơ thể và tận đến khi ban đóng vảy. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em và có thể xuất hiện thành dịch trong cộng đồng hoặc ở các trường học, nhà trẻ.

Thuy-dau-do-virus-Varicella-zoster-gay-ra

Thủy đậu do virus Varicella-zoster gây ra

Đừng chủ quan với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ thấy sốt và phát ban dạng nốt phỏng, mệt mỏi, khó chịu. Ở người có suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, thủy đậu có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể của người bệnh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách, kịp thời và không kiểm soát bệnh tốt.

Các biến chứng của bệnh thủy đậu gồm có:

–  Khi bị viêm da do bội nhiễm vi khuẩn, có thể nhìn thấy nốt thủy đậu mưng mủ, để lại sẹo sau khi khỏi, thậm chí là vết rỗ rất sâu, hồi phục khó và dễ nhầm lẫn với nốt đậu mùa. Có trường hợp, nốt mụn nước thủy đậu còn bị xâm nhập bởi bội nhiễm tụ cầu và liên cầu, viêm mô tế bào và hoại tử.

– Ngoài ra, thủy đậu còn có thể khiến dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản... Nặng hơn, một số trường hợp sẽ bị viêm thận cấp (tiểu ra máu), viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… (thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn và những người có hệ miễn dịch kém). Đây là những biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu không kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại di chứng sau này.

- Bên cạnh đó, ở cả người lớn và trẻ em bị thủy đậu đều có thể gặp phải biến chứng viêm phổi nặng do virus, nhiễm khuẩn huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thận cấp tính.

– Đối với phụ nữ mang thai: Bệnh thủy đậu dễ gây ra biến chứng nặng, hay gặp và nguy hiểm là viêm phổi. Ở thai kỳ 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai, hoặc khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với những dị tật như bại não, chậm phát triển, nhẹ cân,… Còn nếu trong trong những ngày cận kề sinh nở hoặc sau sinh mà bị thủy đậu thì trẻ có nguy cơ lây bệnh cao với mụn nước nổi nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp…

- Thậm chí, cho dù đã khỏi thủy đậu nhưng virus vẫn còn tồn tại dưới dạng bất hoạt trong các dây thần kinh. Đến khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hoặc có yếu tố gì khác tác động, thì siêu vi vẫn sẽ tái hoạt trở lại sau nhiều năm… và gây nên bệnh zona thần kinh.

- Ngoài ra, một số biến chứng thủy đậu hiếm gặp khác của bệnh thủy đậu như: Suy thượng thận, viêm cầu thận, viêm cơ tim, biến chứng trên mắt.

Benh-thuy-dau-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem

Bệnh thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Những lưu ý khi mắc phải bệnh thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi cũng như không lan rộng ra cộng đồng thì người mắc cần lưu ý những điều sau:

  • Không gãi mạnh làm vỡ các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch nước lây sang những vùng da khác hoặc lan ra vật dụng cá nhân khiến người khác dễ mắc bệnh.
  • Không được ăn các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, không uống các loại nước có gas hoặc chứa cồn. 
  • Không nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì có thể khiến cho các nốt ban lở loét nặng hơn, lâu bình phục. 
  • Người bệnh thủy đậu cần uống đủ lượng nước cần thiết, nên vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng, không cần kiêng nước theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên, tắm rửa cần phải thật nhẹ nhàng vì da đang bị tổn thương. 
  • Trong sinh hoạt hàng ngày cần sử dụng đồ dùng cá nhân riêng.
  • Mặc đồ rộng rãi, vải mềm mịn nhẹ nhàng với da và dễ thấm hút mồ hôi.
  • Khi có biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đi khám chữa kịp thời.
  • Cần chủ động cách ly người bệnh trong một phòng riêng biệt, tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Can-cach-ly-nguoi-bi-thuy-dau-trong-mot-phong-rieng-biet

Cần cách ly người bị thủy đậu trong một phòng riêng biệt

Bên cạnh đó, để bệnh mau lành và hạn chế lây nhiễm, người bệnh thủy đậu nên lựa chọn loại gel bôi từ thiên nhiên có thành phần chính là nano bạc kết hợp với những thảo dược lành tính khác như: dịch chiết neem, chitosan,... giúp chống viêm, tiêu diệt virus vi khuẩn, tái tạo da, nhanh liền sẹo. Song song với đó, người bệnh có thể kết hợp uống cốm thảo dược lành tính có thành phần từ cao lá neem, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao bạch chỉ… giúp tăng sức đề kháng, làm giảm các triệu chứng của thủy đậu.

nano-bac-dich-chiet-neem-chitosan-giup-cai-thien-benh-thuy-dau.webp

Nano bạc, dịch chiết neem, chitosan giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu có thể vô cùng nguy hiểm với một số người. Chính vì vậy, mọi người cần phải trang bị những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa bệnh dễ lây lan. Trong điều trị, sử dụng bộ đôi thảo dược cốm và gel bôi sẽ giúp bệnh mau lành và hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.