Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khi bị thủy đậu, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vậy người bị thủy đậu nên ăn gì cho mau khỏi?. 

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu xuất hiện quanh năm nhưng thường bị nhiều hơn vào thời điểm cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Bệnh nhân thủy đậu có biểu hiện người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau nhức cơ thể, 24 - 48 giờ sau bắt đầu thấy sốt. Đến ngày thứ 3, bắt đầu phát ban trên da, mới đầu là những rát đỏ, sau vài giờ chuyển thành các nốt phỏng trên da.

Mụn nước xuất hiện chỉ trong vòng 12 - 24 giờ, chứa dịch trong. Ở những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ bên trong.

Bệnh thủy đậu biểu hiện bằng những nốt mụn nước trên cơ thể

Bệnh thủy đậu biểu hiện bằng những nốt mụn nước trên cơ thể

Người bị thuỷ đậu nên ăn gì?

Người bị thủy đậu thường quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vì việc áp dụng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh mau lành. Cụ thể, người đang mắc thủy đậu nên ăn những thực phẩm đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:

Thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu chất xơ như: các loại ngũ cốc nguyên hạt, lạc, đậu phộng và hạt dẻ giúp giảm ngứa, nhanh lành tổn thương mụn nước trên da, do vậy người bệnh thủy đậu nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng

Bệnh thủy đậu khiến cơ thể người bệnh mất nước và chất khoáng. Vì vậy, người mắc thủy đậu nên ăn các loại trái cây và rau quả giàu vitamin như: chuối, cam, táo, bơ, cải bó xôi, cà rốt, và bổ sung các loại khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm.

Người mắc thủy đậu nên ăn trái cây và rau quả giàu vitamin

Người mắc thủy đậu nên ăn trái cây và rau quả giàu vitamin

Thực phẩm dễ tiêu hóa

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh đang yếu và mỏi mệt, chính vì vậy nên ăn các thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa tươi, trái cây ép, sữa chua hoặc trái cây chín để giảm sự kích thích đường ruột, giúp cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

Uống nhiều nước

Một lưu ý rất quan trọng đối với người đang bị thủy đậu đó là nên uống nhiều nước để thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và giảm cơn ngứa ngáy. Do đó, người bệnh sẽ giảm mệt mỏi và nhanh khỏi bệnh hơn. 

Bệnh nhân thủy đậu có thể bổ sung nước lọc hoặc các loại nước ép rau củ, trái cây tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như nước ép cà rốt, nước ép dưa chuột… Những loại nước ép này chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là những loại vitamin cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho người bệnh thủy đậu. 

Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy do thủy đậu

Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngáy do thủy đậu

Người bị thuỷ đậu nên kiêng gì?

Để giúp nhanh lành các vết mụn nước trên cơ thể, người mắc bệnh thuỷ đậu cần tránh ăn những thực phẩm cản trở quá trình hồi phục da, làm tăng kích ứng trên cơ thể, khiến bệnh lâu khỏi hơn như:

Thực phẩm tanh: Người bệnh thủy đậu nên kiêng ăn tôm, cua, cá, hải sản, thịt gà, thịt bò… vì những thực phẩm này dễ gây ra các kích ứng trên da, khiến việc điều trị lâu hơn hoặc gây thâm sẹo.

Các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, cà ri, mù tạt, trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, rau muống, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật… Đồ ăn cay nóng hay đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi khiến cho tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn mặn: Thực phẩm mặn, dưa cà muối lên men khiến cơ thể nhanh mất nước và làm gia tăng tình trạng ngứa ngáy.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: những thực phẩm này làm tăng tiết dịch nhờn trên da, khiến viêm nhiễm ở các nốt mụn nước thủy đậu trầm trọng hơn.

Không nên dùng nhục quế vì có tính đại nhiệt, thuần dương, ôn nhiệt trợ hỏa, làm tổn hại cơ thể, rất nguy hiểm cho người bệnh thủy đậu.

Người bệnh thủy đậu nên kiêng ăn tôm, cua, cá, hải sản

Người bệnh thủy đậu nên kiêng ăn tôm, cua, cá, hải sản

Biến chứng của bệnh thuỷ đậu 

Bệnh thuỷ đậu thường lành tính nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, nhưng cũng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Đầu tiên là có thể gây viêm da do bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này, nốt thủy đậu sẽ mưng mủ, sưng đỏ phù nề quanh vết tổn thương, sau khi khỏi có thể để lại sẹo lõm khó hồi phục. 

Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cải thiện bệnh thủy đậu không để lại sẹo nhờ gel bôi thảo dược

Để cải thiện bệnh thủy đậu nhanh chóng, ngoài áp dụng các phương pháp trên thì người bệnh cần có thêm biện pháp từ kem bôi thảo dược giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate.

Gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, vì thế giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh. Gel bôi còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.

Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bị thủy đậu

Nano bạc giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa khi bị thủy đậu

Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp uống cốm thảo dược có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bị thủy đậu.

Trên đây là những thực phẩm mà người bệnh thủy đậu nên ăn để mau lành bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh hãy xây dựng sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng bộ sản phẩm cốm & gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.