Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách không chỉ giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng mà còn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để làm được điều này, khi trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ cần nắm vững 4 nguyên tắc sau:

Điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh sởi

Hiểu rõ về cách điều trị triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ bình tĩnh, lựa chọn giải pháp phù hợp. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng sốt, ho, viêm loét miệng. Cụ thể là: 

Hạ sốt khi trẻ bị sởi

Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, cha mẹ có thể chườm khăn ấm, lau cơ thể bé thường xuyên để hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, khi đó có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol với liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Lưu ý, KHÔNG tự ý sử dụng thuốc paracetamol cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ, tuyệt đối KHÔNG cho trẻ dưới 18 tuổi dùng thuốc aspirin. Bởi trẻ có thể bị hội chứng Reye gây tổn thương não và gan đe dọa tính mạng.

Vì vậy, hãy thật thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ bị sởi và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hạ sốt cho trẻ bị sởi bằng chườm ấm hoặc paracetamol tùy thân nhiệt của bé

Điều trị ho ở trẻ bị lên sởi

Sử dụng thuốc giảm ho sẽ làm dịu cổ họng, tránh được tổn thương tại niêm mạc họng khi ho và giúp trẻ nghỉ ngơi được nhiều hơn.

Giảm đau do loét miệng 

Nếu trẻ bị sởi kèm viêm loét miệng hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, tối thiểu 4 lần/ngày.

Bổ sung điện giải 

Sử dụng oresol - gói uống để bồi phụ nước và điện giải, tránh tình trạng mất nước. Chỉ truyền dịch khi trẻ nôn nhiều và được chỉ định bởi bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh sởi nếu điều trị không tốt có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ và hình thành tâm lý tự ti cho người bệnh. Bởi vậy, cha mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần từ nano bạc, được chứng minh bởi Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ về tác động kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Tác dụng của nano bạc sẽ càng mạnh mẽ hơn khi kết hợp với dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylat mang lại hiệu quả cao trong kháng khuẩn và ngăn ngừa hình thành sẹo.

Nano bạc giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sẹo do bệnh sởi gây ra

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chăm sóc trẻ bị sởi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần cải thiện triệu chứng bệnh sởi nhanh chóng. 

Đảm bảo dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể có đủ sức chống chọi với bệnh sởi. Cung cấp những thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây, rau xanh, thịt nạc, cá, đậu,... Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm này giúp cơ thể hấp thụ những hoạt chất có giá trị dinh dưỡng cao như kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C,...

Chế độ sinh hoạt

Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần cải thiện triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em hồi phục nhanh chóng hơn. Vì vậy, cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sởi cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá chói. Bởi virus sởi gây ra sự rối loạn miễn dịch, co giãn đồng tử khiến đau nhức mắt và xuất hiện nhiều ghèn.
  • Chủ động cách ly trẻ bị sởi với những người khác để hạn chế sự lây nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên. Rửa mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày.
  • Bị sởi không kiêng nước, kiêng gió, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nồm ẩm. Bởi nếu cơ thể không sạch sẽ, trẻ ngứa và cào gãi lên những tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn trên giường bệnh.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm dạng phun sương giúp trẻ dễ thở và giảm tình trạng ho kéo dài.
  • Uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh sởi nhanh hơn. 

Bo-sung-du-nuoc-cho-tre-bi-soi-de-tranh-tinh-trang-mat-nuoc.webp

Bổ sung đủ nước cho trẻ bị sởi để tránh tình trạng mất nước

Bổ sung vitamin A cho trẻ bị lên sởi

Trẻ bị sởi có thể gặp tình trạng thiếu vitamin A cấp, dẫn đến khô mắt. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo cần bổ sung vitamin A cho trẻ mắc sởi để cải thiện bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cha mẹ lưu ý, nên hỏi ý kiến và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng vitamin A cho trẻ bị sởi. Sau đây là liều lượng tham khảo, cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng: 50.000 đơn vị/ngày và uống trong 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng: 100.000 đơn vị/ngày và uống trong 2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ trên 12 tháng: 200.000 đơn vị/ngày và uống trong 2 ngày liên tiếp.

Nếu sau khi bổ sung theo đúng liệu trình bác sĩ kê mà vẫn có các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin A như khô mắt, đỏ mắt, đau nhức mắt,... thì cha mẹ chú ý tiếp tục lặp lại liều như vậy sau 4 - 6 tuần.

Theo dõi các biểu hiện nặng của bệnh sởi ở trẻ em

Một số dấu hiệu nặng của bệnh sởi cha mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị và chăm sóc cho trẻ tại nhà. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện càng sớm càng tốt nếu xuất hiệu những biểu hiện nặng, cụ thể như sau:

  • Đau tai, khó thở, cứng cổ.
  • Thở nhanh với nhịp trên 50 lần trong 1 phút với trẻ dưới 1 tuổi và trên 40 lần trong 1 phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Các triệu chứng sốt, loét miệng, nhức mắt, nôn, khóc không ra nước mắt kéo dài nhiều hơn 4 ngày.
  • Buồn ngủ và rất khó để đánh thức trẻ.
  • Ho kèm theo đờm xanh hoặc vàng.
  • Trẻ đã không đi tiểu trong khoảng 10 tiếng đồng hồ.
  • Sau khi tình trạng nổi ban đỏ ngoài da nhạt dần mà sức khỏe vẫn không được cải thiện.

Ngoài ra, bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu thuộc 1 trong những đối tượng sau: Trẻ sơ sinh, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như ung thư, HIV, lao phổi,...

Dua-tre-den-vien-ngay-neu-xuat-hien-bat-ky-dau-hieu-nang-nao-cua-benh-soi.webp

Đưa trẻ đến viện ngay nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nặng nào của bệnh sởi

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Cách tốt nhất đề phòng bệnh sởi là tiêm vacxin. Bố mẹ cần thực hiện tiêm phòng đúng lịch cho trẻ theo CDC khuyến cáo, cụ thể như sau:

  • Mũi 1: 9 - 12 tháng tuổi.
  • Mũi 2: 18 - 24 tháng tuổi.

Ngoài ra, áp dụng một số phương pháp sau cũng góp phần phòng bệnh cho bản thân và gia đình, bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên, giữ và tạo thói quen cho trẻ không đưa tay lên miệng, dụi mắt hay ngoáy mũi.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người như công viên, siêu thị,... đặc biệt là trong mùa dịch.
  • Khử trùng và vệ sinh nhà cửa hàng tuần.
  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, tiếp tục cho con bú. Bởi các kháng thể có trong sữa mẹ là cách duy nhất giúp trẻ ngăn ngừa và chống lại virus gây bệnh.

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa từ bên ngoài, bố mẹ cần lưu ý tác động vào bên trong cơ thể trẻ. Bởi nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh sởi là do hệ miễn dịch suy yếu, việc nâng cao sức đề kháng là điều cần thiết. 

Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn các thảo dược thiên nhiên như: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng viêm loét miệng do bệnh sởi hiệu quả, an toàn. 

Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa sởi, bố mẹ có thể sử dụng các dòng sản phẩm có chứa các loại thảo dược kể trên cùng acid amin L-lysine tham gia tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng.

L-lysine-gop-phan-nang-cao-he-mien-dich,-phong-ngua-benh-soi-o-tre-em.webp

L-lysine góp phần nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Chăm sóc trẻ bị sởi bao gồm 4 nguyên tắc chính: Giảm nhẹ triệu chứng, dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt hợp lý, bổ sung vitamin A và theo dõi. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy bổ sung thêm sản phẩm an toàn, lành tính từ thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại số điện thoại dưới phần bình luận nhé!

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth.org/en/parents/measles.html

https://www.who.int/immunization/programmes_systems/interventions/TreatingMeaslesENG300.pdf

https://www.drugs.com/cg/measles-in-children-aftercare-instructions.html