Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Trên thực tế, bệnh thủy đậu dễ lây lan từ người này sang người khác và có thể bùng phát thành dịch. Đối với người chưa tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu hoặc người chưa từng mắc thủy đậu thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh có thể lên tới 90%.

Vậy bị thủy đậu lây qua đường nào? Dưới đây là những con đường chính làm lây lan bệnh thủy đậu mà bạn cần lưu ý:

Đường hô hấp là con đường lây bệnh thủy đậu

Khi người bị thủy đậu ho, hắt hơi, hay nói chuyện sẽ làm phát tán các virus gây bệnh thông qua các giọt bắn nước bọt vào không khí. Nếu người bình thường giao tiếp hoặc hít phải các giọt bắn nước bọt chứa virus thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc thủy đậu.

benh-thuy-dau-lay-nhiem-qua-duong-ho-hap

Bệnh thủy đậu lây nhiễm qua đường hô hấp

Tiếp xúc trực tiếp khiến bệnh thủy đậu lây nhanh chóng

Con đường nhanh nhất làm lây nhiễm thủy đậu là qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa người bình thường vào vùng da bị viêm nhiễm, chạm tay vào dịch tiết mụn nước của người bệnh thủy đậu.

Tiếp xúc gián tiếp cũng có thể lây lan thủy đậu

Không chỉ thông qua tiếp xúc trực tiếp, nguy cơ lây nhiễm cao còn xảy ra khi người bình thường chạm tay vào hay sử dụng chung đồ đạc với người bệnh thủy đậu.

Lý do là bởi virus thủy đậu có thể tồn tại trong tự nhiên ở thời gian khá lâu. Các đồ vật thông thường dễ làm lan truyền virus bao gồm: khăn mặt, cốc uống nước, chăn màn, giường chiếu, gối,…

Thời gian ủ bệnh thủy đậu

Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu sẽ từ 2 – 3 tuần (khoảng từ 14 – 16 ngày) với các triệu chứng dễ nhận biết như nổi mụn nước, mụn mủ, ngứa rát, nổi sẩn, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da và thường gây sốt cho người mắc.

Điều đáng lưu ý là bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo nếu mụn nước bị bội nhiễm nên cần chăm sóc và điều trị thủy đậu đúng cách.

thuy-dau-co-thoi-gian-u-benh-kha-lau

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá lâu

Thủy đậu có nguy hiểm không?

Thủy đậu được biết đến là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh thủy đậu có thể dẫn tới một số biến chứng dưới đây:

Biến chứng nhẹ của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da nơi mụn nước, biến chứng này thường không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì dễ để lại sẹo. Biến chứng nặng hơn của thủy đậu là vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể gây các hệ lụy nguy hiểm như: Viêm não, viêm phổi, viêm tiểu não,... Đây là các biến chứng thủy đậu có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại di chứng sau này.

Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt, đến khi gặp được điều kiện thuận tiện (sức đề kháng cơ thể giảm hoặc mắc một số bệnh nhất định,...), virus này sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona, sau đó là hiện tượng đau dây thần kinh lâu dài sau zona.

Đối với phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, nếu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus thủy đậu có thể gây sảy thai, hoặc khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh... Ở những ngày cuối của thai kỳ, bệnh thủy đậu ở mẹ có thể lây sang bé, khiến bé nổi mụn nước và dễ bị biến chứng viêm đường hô hấp,...

thuy-dau-co-the-tiem-an-nguy-co-gay-viem-phoi

Thủy đậu có thể tiềm ẩn nguy cơ gây viêm phổi

Cách nào giúp ngừa bệnh thủy đậu? 

Thủy đậu dễ lây lan trong cộng đồng, vì thế phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh là thắc mắc của không ít người. Để ngăn ngừa lây nhiễm thủy đậu, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt và nên lưu ý những điều sau:

  • Cách ly người bệnh với những người xung quanh từ 7-10 ngày kể từ ngày phát bệnh. Tốt nhất người bệnh nên ở trong phòng riêng, không tới những chỗ đông người để hạn chế lây lan bệnh ra diện rộng.
  • Trẻ em bị thủy đậu cần được cách ly tuyệt đối với môi trường học tập để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Cha mẹ cũng nên lưu ý cắt tỉa móng tay trẻ gọn gàng để hạn chế việc bé cào/gãi không kiểm soát làm dây dịch tiết mụn nước thủy đậu ra những vật dụng xung quanh.
  • Các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, cốc chén, quần áo… của người bệnh thủy đậu cần được sử dụng tách biệt đề hạn chế lây nhiễm virus sang những người xung quanh.
  • Người bệnh cần được vệ sinh tắm rửa hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo truyền miệng của dân gian. 
  • Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng thường xuyên khi có tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả… có chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại virus.
  • Đồng thời, mọi người nên tiêm phòng vacxin phòng thủy đậu để giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh.
  • Để bệnh mau lành và hạn chế lây nhiễm, người bệnh thủy đậu nên lựa chọn loại gel bôi từ thiên nhiên có thành phần chính là nano bạc kết hợp với những thảo dược lành tính khác như: dịch chiết neem, chitosan,... giúp chống viêm, tiêu diệt virus vi khuẩn, tái tạo da, nhanh liền sẹo. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp uống cốm thảo dược lành tính có thành phần từ cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích… giúp tăng sức đề kháng, làm giảm các triệu chứng của thủy đậu.

Rửa tay bằng xà phòng giúp ngăn ngừa lây nhiễm thủy đậu

Thủy đậu là bệnh dễ lây nhiễm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những phương pháp như đã nêu trên. Đặc biệt, sử dụng bộ đôi thảo dược cốm và gel bôi sẽ giúp bệnh mau lành và hạn chế lây lan ra cộng đồng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.