Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu ở trẻ em

Để có hướng điều trị và chăm sóc tốt nhất, cha mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể lây lan trên diện rộng như thế nào, từ đó có hướng xử trí phù hợp, hiệu quả.

Nguồn gốc gây bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu (trái rạ) ở trẻ em được định nghĩa là một bệnh lây nhiễm cấp tính, do virus có tên khoa học varicella zoster gây ra. Virus thủy đậu gây tổn thương đặc trưng dưới dạng phát ban, phỏng nước trên da của trẻ, cùng một số triệu chứng kèm theo.

Nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em

Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh thủy đậu ở trẻ đó chính là trên da đột ngột xuất hiện phát ban đỏ, nổi phỏng nước Bên cạnh đó, thủy đậu ở trẻ em có thể kèm theo 1 số biểu hiện khác gây khó chịu và mệt mỏi.

Phát ban đỏ, phỏng nước thủy đậu trên da 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường bắt đầu bằng những nốt ban đỏ trên da, thời gian đầu dễ nhầm với vết muỗi, côn trùng đốt. Tiếp đó, những nốt mụn đỏ dần chứa đầy dịch lỏng bên trong, nên được gọi là phỏng nước. Quá trình xuất hiện dấu hiệu phát ban đỏ cho đến khi phỏng nước vỡ, loét và đóng vảy có thể kéo dài tới 15 ngày.

Phát ban, phỏng nước có thể xuất hiện tại nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể như lưng, bụng, nách, bẹn, tay chân,... Đôi khi chúng còn xuất hiện ở cả khoang miệng, lưỡi và mắt của trẻ. 

Không những thế, phát ban ở thủy đậu còn đi kèm hiện tượng ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu và gãi không ngừng.

Phat-ban-do-phong-nuoc-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-benh-thuy-dau-o-tre-em

Phát ban đỏ, phỏng nước là dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Các triệu chứng kèm theo của bệnh thủy đậu

Ngoài dấu hiệu phát ban, nổi phỏng nước đặc trưng, trẻ sẽ có tình trạng: 

  • Sốt trên 38 độ C kéo dài từ 3-5 ngày. 
  • Nhức người, đau đầu.
  • Quấy khóc.
  • Ăn uống không ngon miệng hoặc bỏ ăn. 

Các triệu chứng này có thể xuất hiện trước hoặc sau khi có phát ban thủy đậu.

Thủy đậu ở trẻ em có lây không?

Bệnh thủy đậu ở trẻ rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn đông xuân. Virus gây thủy đậu có thể lây từ người này sang người khác thông qua 3 con đường:

  • Lây lan trong không khí từ giọt bắn của nước bọt, dịch mũi, khi người bệnh hít thở, ho, hắt hơi, xì mũi hoặc có trò chuyện gần. 
  • Lây lan khi tiếp xúc với nốt phỏng nước thủy đậu bị loét, vỡ. Dịch chảy ra từ các vết loét có thể khiến virus lây lan từ người bệnh sang người lành.
  • Lây lan gián tiếp khi dùng chung đồ của người bệnh. Phỏng nước thủy đậu rất dễ vỡ và dịch của nốt phỏng có thể dính khắp nơi, đặc biệt là quần áo,  tay nắm của, vật dụng cá nhân,... Vậy nên sử dụng chung khăn mặt, bàn chải, quần áo, bát đũa,… với người bị thủy đậu đều có thể bị nhiễm bệnh.

Thủy đậu bắt đầu lây nhiễm từ giai đoạn trẻ mới nhiễm virus, ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Quá trình lây nhiễm chỉ thực sự kết thúc khi tất cả nốt ban đỏ, phỏng nước đều khô và đóng vảy.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo thủy đậu - Căn bệnh nguy hiểm không chừa một ai

Tại sao cần chữa sớm triệu chứng thủy đậu ở trẻ?

Mặc dù thủy đậu là bệnh lành tính, có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên chú ý nhận biết sớm biểu hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. Nếu không, bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ kéo dài, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng tại vết loét ngoài da, hình thành do sự ma sát, gãi ngứa. Tình trạng này dễ dẫn tới viêm da bội nhiễm, sau khi lành để lại nhiều vết sẹo trên cơ thể. Nhiễm khuẩn da cũng có thể dẫn tới chứng thiếu máu não cấp tính - biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em.
  • Viêm phổi là biến chứng xuất hiện do suy giảm sức đề kháng với các biểu hiện hô hấp như: Ho nhiều, ho lẫn máu; Căng tức lồng ngực, thở khó, tím tái người. 
  • Viêm não, viêm tủy ngang, viêm cơ tim dễ xuất hiện khi trẻ có các triệu chứng sốt cao kéo dài, hôn mê, co giật, mất ý thức. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khoảng 21 ngày kể từ lúc trẻ nổi ban đỏ hoặc trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 4 ngày không hạ.
  • Theo CDC Mỹ, vẫn còn tới 7% trẻ sơ sinh tử vong khi mắc thủy đậu.

Vì vậy cha mẹ nên chú ý quan sát và đưa trẻ tới bệnh viện khi có các dấu hiệu cảnh báo như: Khó thở, ho nhiều, khó cử động, co giật, sốt cao trên 39 độ C, mất nước, tím tái…

Can-chu-y-khong-de-benh-thuy-dau-o-tre-em-xay-ra-bien-chung

Cần chú ý không để bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra biến chứng

Cách điều trị thủy đậu ở trẻ em tại nhà

Phát hiện sớm và có các biện pháp chữa thủy đậu ở trẻ em đúng sẽ tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị thủy đậu ở trẻ em như sau:

Các loại thuốc dùng cho trẻ bị thủy đậu

Điều trị thủy đậu tại nhà thường dùng các loại thuốc có công dụng giảm nhẹ triệu chứng, cụ thể như sau:

Thuốc giúp giảm viêm, chống ngứa 

Thuốc bôi ngoài da dùng cho bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể ở dạng gel, thuốc mỡ hoặc dung dịch. Và loại thích hợp dùng cho trẻ bị thủy đậu cần có những đặc điểm như:

  • Sát trùng, diệt khuẩn, làm sạch da.
  • Giảm đau ngứa, làm dịu da.
  • Ngăn ngừa sẹo và kích thích tái tạo tế bào da mới.
  • Không chứa thành phần độc hại như corticoid.
  • Sử dụng các thành phần an toàn, lành tính.

Một trong những thành phần lành tính, an toàn nhất dùng để chống viêm, ngứa cho trẻ bị thủy đậu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, đó là nano bạc. Do kích thước nano bạc nhỏ, cho nên nó có khả năng kháng khuẩn tốt. Đồng thời nano bạc cũng được chứng minh về tính sát khuẩn tốt hơn các loại dung dịch muối. Bởi có khả năng ức chế cả vi khuẩn sinh sống được trong dung dịch muối.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

  • Dùng thuốc có chứa paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau, an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc vẫn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ để tránh quá liều/sai cách. 
  • Không dùng thuốc chống viêm ibuprofen để giảm đau, hạ sốt khi chữa thủy đậu ở trẻ em. Do tác dụng phụ của thuốc này là gây ra tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng.
  • Không dùng aspirin cho bất kỳ đối tượng nào để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đã có báo cáo về rất nhiều trường hợp tự ý sử dụng aspirin gây ra hội chứng Reye (nhiễm trùng, viêm não, viêm gan), dẫn đến tử vong cho người bị thủy đậu.

Dung-thuoc-tri-thuy-dau-cho-tre-can-chu-y-khong-su-dung-corticoid-ibuprofen-hay-aspirin 

Dùng thuốc trị thủy đậu cho trẻ cần chú ý không sử dụng corticoid, ibuprofen hay aspirin 

Vấn đề dinh dưỡng khi trẻ bị thủy đậu

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp nâng cao sức khỏe, giảm thời gian điều trị và góp phần hồi phục bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh chóng.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị thủy đậu?

Cha mẹ cần lưu ý nên cho trẻ ăn đa dạng các nhóm chất và có chọn lọc. Dưới đây là một số quy tắc về thực phẩm và món ăn phù hợp mà bạn có thể tham khảo cho trẻ bị thủy đậu. Bao gồm:

  • Uống nước ấm, nước trái cây, nước ép rau củ để bù nước và bổ sung vitamin cho cơ thể. Uống đủ nước để giúp quá trình kháng virus diễn ra nhanh hơn. 
  • Chế biến thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như: Cơm, cháo, thịt gà, cá luộc, khoai tây, khoai lang, đậu xanh,…
  • Nên dùng các loại trái cây và rau ít có vị chua như: Táo, chuối, dưa gang, súp lơ xanh, rau cải, rau bina, dưa chuột,…
  • Bổ sung 1 lượng phù hợp thực phẩm chứa sắt nếu có hiện tượng thiếu máu khi bị thủy đậu (da xanh xao, ù tai, chóng mặt, nhịp tim nhanh, chán ăn,...).
  • Một số trường hợp thủy đậu ở trẻ em có thể bổ sung thêm acid amin lysine để làm chậm quá trình phát triển của virus thủy đậu gây phỏng nước.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh khỏi, không gây sẹo?

Một số thực phẩm, món ăn có thể làm bệnh thủy đậu lâu khỏi, gia tăng đau đớn và để lại sẹo đều cần phải tránh. Ví dụ như:

  • Thức ăn cứng, mặn, cay, nóng có thể khiến cảm giác ngứa ngáy tăng lên, vết thương trong miệng lâu khỏi.
  • Nước ngọt, nước có gas, có cồn hay cafein đều cần tránh tuyệt đối.
  • Các thực phẩm có tính acid như nho, dứa, cam, quýt,....
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán gây nóng trong cơ thể, khiến người bệnh tăng tiết mồ hôi, ảnh hưởng tới quá trình đóng vảy, se vết thương của các mụn nước ngoài da.
  • Món có tính chất tanh như tôm cua, hải sản, thịt bò khiến vết thương chậm lành, dễ để lại sẹo.

>>> XEM THÊM: Bị bệnh thủy đậu có được ăn cá không? Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt cho trẻ bị thủy đậu

Với thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những hoạt động thường ngày để tránh làm nốt phỏng nước bị vỡ, dẫn đến bệnh trở nặng và khó hồi phục hơn. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh tại các điểm ngứa do thủy đậu. Đối với trẻ nhỏ nên cắt móng tay, dùng bao tay để ngăn trẻ gãi nốt ban thủy đậu.
  • Dùng nước muối ấm có nồng độ 0,1% (nước muối sinh lý) để lau người, vệ sinh cho trẻ.
  • Không mặc đồ quá chật hoặc bó vì dễ khiến vết thương bị chà xát hoặc làm vỡ các phỏng nước.
  • Tránh đổ mồ hôi, tránh gió trời để giảm ngứa và không bị nhiễm lạnh.
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người. Nhất là với những trẻ chưa mắc thủy đậu, hoặc có sức đề kháng yếu.

Nen-cho-tre-mac-quan-ao-thoai-mai-de-khong-bi-co-xat-vo-phong-nuoc

Nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái để không bị cọ xát, vỡ phỏng nước

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tiêm vacxin và tăng cường sức đề kháng chính là phương pháp giúp phòng chống bệnh tật, trong đó có thủy đậu ở trẻ em.

Tiêm vacxin phòng thủy đậu ở trẻ em

Biện pháp phòng thủy đậu ở trẻ em hữu hiệu nhất là tiêm vacxin. Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu khi đạt đủ các điều kiện sau:

  • Đủ 12 tháng tuổi, trẻ nên được tiêm mũi vacxin phòng thủy đậu đầu tiên. Mũi thứ 2 nên tiêm khi trẻ được 4-5 tuổi.
  • Một số trường hợp trẻ bị suy giảm miễn dịch cần thực hiện nhiều bài kiểm tra tương thích trước khi tiêm.
  • Trẻ có phản ứng với gelatin hoặc neomycin cần cẩn trọng khi tiêm vacxin.

Tăng khả năng đề kháng, tăng sức chịu đựng tự nhiên của cơ thể

Sức đề kháng tự nhiên ảnh hưởng nhiều tới thời gian mắc thủy đậu ở trẻ em. Trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vết thương lâu lành. Không những vậy, trong khi phần lớn mọi người chỉ bị thủy đậu một lần trong đời thì ở những trẻ sức đề kháng kém luôn có nguy cơ mắc bệnh nhiều lần. Do đó, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cho cơ thể là rất cần thiết.

Tăng đề kháng cho trẻ bằng cách vận động thường xuyên

Thể dục thể thao đóng vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động của hệ miễn dịch. Những trẻ vận động thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phổi ít hơn và có khả năng chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn tốt hơn.

Tăng đề kháng cho trẻ bằng thảo dược tự nhiên

Để tăng cường đề kháng tự nhiên của cơ thể, cải thiện bệnh thủy đậu nhanh hơn, có thể sử dụng các thảo dược như:

  • Dịch chiết lá cây neem: 

Khả năng nâng cao hệ miễn dịch và chống viêm của lá neem được công bố trong nghiên cứu “Đặc tính sinh học và dược tính của Neem”. Kết quả nghiên cứu này được trích dẫn trong 1607 bài viết khác nhau, trong đó có nhiều báo cáo thuộc NCBI - Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia thuộc Hoa Kỳ.

Từ đó, có thể thấy chiết dịch lá neem có tác dụng bất hoạt, giảm khả năng nhân bản của virus gây biến chứng viêm cơ tim ở người mắc thủy đậu. 

  • Cao lá xoài non

Cao lá xoài non có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm trùng, lở loét da, viêm phổi, nhiễm trùng máu; Chống lại sự hoạt động của vi khuẩn gây lao, nhiễm qua đường hô hấp và liên cầu khuẩn gây viêm họng. Tác dụng của lá xoài non đăng tải trong bài “Đánh giá hoạt động dược lý và hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong lá xoài non” được tổng hợp và xác minh bởi NCBI.

Dịch chiết lá neem và cao lá xoài non đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong điều hòa và nâng cao miễn dịch của cơ thể. Do vậy, có thể lựa chọn các sản phẩm chứa 2 thành phần này để giảm thiểu nguy cơ mắc thủy đậu ở trẻ em.

Phong-ngua-thuy-dau-tang-suc-de-khang-bang-chiet-xuat-la-neem-va-xoai-non

Phòng ngừa thủy đậu, tăng sức đề kháng bằng chiết xuất lá neem và xoài non

Hiện nay, các thảo dược như neem, lá xoài,... đều có trong sản phẩm cốm hòa tan được nhiều quầy thuốc tư vấn cho người mắc thủy đậu để tăng sức đề kháng. Do vậy, cha mẹ có thể tìm mua dễ dàng cho con, vừa tiện dụng vừa hiệu quả với thủy đậu.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh thủy đậu ở trẻ em mà cha mẹ cần biết để có biện pháp chăm sóc, phòng ngừa thích hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về triệu chứng, cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu,... hãy để lại bình luận ngay dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp sớm nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình chăm sóc sức khỏe của trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/

https://www.webmd.com/children/what-is-chickenpox

https://www.webmd.com/children/understanding-chickenpox-treatment