Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách không những giúp con nhanh khỏi bệnh mà còn hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cách tốt nhất là tuân thủ theo chỉ định và thực hiện những lời khuyên đã được hội đồng các bác sĩ da liễu chứng nhận, cụ thể như sau:

Lựa chọn thuốc điều trị thủy đậu hợp lý

Sử dụng thuốc điều trị bệnh thủy đậu cần đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với trẻ em. Trong một số trường hợp, trẻ bị thủy đậu sẽ được bác sĩ chỉ định cả thuốc uống lẫn thuốc bôi, cụ thể như sau:

Trẻ bị thủy đậu uống thuốc gì? 

Bác sĩ có thể kê cho trẻ bị thủy đậu thuốc kháng virus acyclovir với liệu trình 5 - 7 ngày và liều dùng theo chỉ định phù hợp với độ tuổi. Thuốc có tác dụng tốt nhất nếu dùng trong 24 giờ đầu sau khi nổi ban. Tuy thuốc có tác động làm giảm mức độ nặng của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, nhưng chúng cũng có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Một số tác dụng phụ phổ biến do thuốc kháng virus có thể kể đến như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có các biểu hiện như run rẩy, lú lẫn, co giật, hôn mê, nhịp tim chậm, khó thở, nước tiểu có máu…

Vì thế, trẻ bị thủy đậu được kê đơn sử dụng thuốc kháng virus cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường.

su-dung-thuoc-khang-virus-can-tuan-theo-dung-chi-dan-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc kháng virus cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Bị thủy đậu bôi gì? 

Bệnh thủy đậu ở trẻ sau khi lành, các vết mụn nước trên da có thể để lại sẹo thâm, rỗ. Vì thế, sử dụng các loại sản phẩm bôi có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa hình thành sẹo là ưu tiên hàng đầu của nhiều ông bố bà mẹ có con bị thủy đậu. Một số thành phần bố mẹ có thể tham khảo sử dụng cho con, bao gồm:

  • Nano bạc: Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus của nano bạc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới: Chỉ một lượng rất nhỏ, nano bạc đã có thể tiêu diệt được hầu hết virus, vi khuẩn kể cả các loại kháng nhiều kháng sinh. Qua đây, có thể thấy nano bạc mang lại hiệu quả tích cực trong làm sạch, kháng khuẩn và bảo vệ da.
  • Dịch chiết neem: Đây là thảo dược có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Thành phần này đã được chứng minh tác dụng ngăn ngừa sự bội nhiễm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Chitosan: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chitosan có khả năng thúc đẩy các tổn thương nhanh lành và tái tạo tế bào da.

Các thành phần trên đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Vậy nên, bố mẹ có thể an tâm lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần này để chăm sóc trẻ bị thủy đậu tốt hơn.

nano-bac-co-tac-dung-khang-khuan-ngan-ngua-seo-do-thuy-dau.webp

Nano bạc có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo do thủy đậu

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị thủy đậu

Dinh dưỡng góp một phần vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em. Chỉ khi đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể hàng ngày, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì trẻ bị thủy đậu mới nhanh chóng khỏi bệnh.

Bị thủy đậu nên ăn gì? 

Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần thiết, bố mẹ cần phải ghi nhớ. Gợi ý cách lên thực đơn hàng ngày cho trẻ bị thủy đậu như sau:

  • Chọn thực phẩm chứa nhiều chất sắt: Ngao, sò, ốc, nội tạng động vật, thịt bò,... giúp giảm nguy cơ thiếu máu hoặc thiếu sắt trong máu do bệnh thủy đậu gây ra.
  • Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Khoai tây nghiền, khoai lang, bơ, đậu phụ, cá luộc, gà luộc,...
  • Thực phẩm có tính mát như sữa chua, kem, sinh tố hoa quả,...
  • Hoa quả và rau xanh: Chuối, dưa gang, đào, súp lơ, bông cải, dưa leo,...

Bị thủy đậu nên kiêng gì?

Một số thực phẩm bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn để tránh gây kích ứng hoặc làm trầm trọng hơn các biểu hiện ngoài da của trẻ bị thủy đậu, đặc biệt là những người đang bị phồng rộp hay nổi mụn nước ở trong hoặc xung quanh miệng.

  • Thức ăn cay, nóng: Ớt, nước sốt cay, tỏi,...
  • Thực phẩm có tính acid: Nho, dứa, cà chua, cam, quýt,...
  • Thức ăn đậm gia vị: Bánh quy, khoai tây chiên,...
  • Thức ăn cứng, giòn: Quả hạt, đồ chiên rán, bắp rang bơ,...

>>> XEM THÊM: Bị bệnh thủy đậu có được ăn cá không? Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

khong-cho-tre-bi-thuy-dau-an-thuc-an-cung-gion-cay-nong.webp

Không cho trẻ bị thủy đậu ăn thức ăn cứng giòn, cay nóng

Chế độ sinh hoạt cho trẻ bị thủy đậu

Sinh hoạt phù hợp và đúng cách góp phần làm giảm bớt các triệu chứng, giúp chăm sóc trẻ bị thủy đậu tốt hơn. Một số lưu ý bố mẹ cần ghi nhớ, cụ thể như sau:

  • Không gãi ngứa: Bố mẹ nên cắt móng tay cho trẻ và giữ cho con không cào gãi vào các vết mụn nước trên da. Hạn chế được những nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn và hình thành sẹo.
  • Tắm bằng bột yến mạch hoặc nước mát để giảm ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi.
  • Bổ sung đủ nước/ngày theo trọng lượng cơ thể của bé.
  • Trong trường hợp trẻ ngứa không chịu được dẫn đến quấy khóc, bố mẹ có thể sử dụng thuốc kháng histamin hoặc sản phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần chính từ nano bạc.
  • Cho trẻ bị thủy đậu uống thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi vì có thể gây ra hội chứng Reye, nguy hiểm tới tính mạng.

Khi nào cần đưa trẻ bị thủy đậu tới viện?

Tiến sĩ Friedlander người Đức đã từng nói: “Đối với hầu hết trẻ em khỏe mạnh, bệnh thủy đậu tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc da liễu nếu trẻ thuộc 1 trong những đối tượng sau: Trẻ sơ sinh, suy giảm hệ miễn dịch, khó thở hoặc mụn nước bị nhiễm trùng.” 

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà, bố mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau để kịp thời đưa con đến cơ sở y tế/bệnh viện. Cụ thể như sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Sốt kéo dài trên 4 ngày không hạ.
  • Khó thở.
  • Các mụn nước bị nhiễm trùng với biểu hiện đỏ, mềm và ấm.

>>> XEM THÊM: Bệnh thủy đậu bị mấy lần trong đời? Giải đáp thắc mắc TẠI ĐÂY!

dua-tre-bi-thuy-dau-den-gap-bac-si-ngay-khi-con-sot-cao-keo-dai-tren-4-ngay.webp

Đưa trẻ bị thủy đậu đến gặp bác sĩ ngay khi con sốt cao kéo dài trên 4 ngày

Tóm lại, chăm sóc trẻ bị thủy đậu nên và không nên làm những việc sau, bố mẹ cần lưu ý:

NÊN KHÔNG NÊN
  • Giảm đau bằng paracetamol.
  • Uống nhiều nước.
  • Giảm gãi ngứa bằng cách cắt móng tay hoặc đeo tất.
  • Sử dụng gel có thành phần từ nano bạc, dịch chiết neem và chitosan.
  • Mặc quần áo rộng rãi.
  • Tắm bằng bột yến mạch hoặc nước mát.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Không sử dụng ibuprofen trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 16 tuổi dùng aspirin.
  • Không gãi cào lên tổn thương trên da.
  • Không đưa trẻ bị thủy đậu đến những nơi đông người.

Hướng dẫn cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em 

Chủ động phòng bệnh thủy đậu ở trẻ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là thời điểm bệnh dịch hoành hành. Những biện pháp phòng bệnh thủy đậu ở trẻ, bao gồm:

  • Tiêm vacxin phòng thủy đậu: Mũi 1 từ 9 tháng tuổi và mũi 2 được tiêm sau 6 tuần. Bố mẹ cần cho trẻ khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn trong sử dụng vacxin.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, đeo khẩu trang và sát khuẩn tay, đặc biệt là trong mùa dịch.
  • Vệ sinh cá nhân mỗi ngày, đặc biệt là những thời điểm như: Trước khi ăn - sau khi đi vệ sinh.

Nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là trong mùa dịch giúp trẻ phòng ngừa bệnh tốt hơn. Bên cạnh đảm bảo dinh dưỡng và thể dục thể thao, bố mẹ nên kết hợp với các loại thảo dược có tác động tăng cường hệ miễn dịch - nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ. Một số thảo dược đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus hiệu quả bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, cao lá xoài, cao nhọ nồi. 

Đồng thời, bổ sung thêm L-lysine, 1 loại acid amin có vai trò quan trọng trong tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình cải thiện tình trạng thủy đậu ở trẻ và tăng cường sức khỏe người bệnh. Đặc biệt thành phần này đã được nghiên cứu tại trường đại học Dược khoa Indiana, Mỹ và cho thấy: Đối tượng sử dụng thêm L-lysine trong quá trình điều trị bệnh do virus có hiệu quả cao trong việc giảm thiểu thời gian lành bệnh và hạn chế tình trạng bệnh biến chuyển trầm trọng hơn.

 cao-la-neem-giup-phong-ngua-thuy-dau-hieu-qua.webp

Cao lá neem giúp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả

Sử dụng thuốc an toàn cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý là những cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu hiệu quả, bố mẹ cần áp dụng càng sớm càng tốt. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch bằng sản phẩm chứa nano bạc sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà có hiệu quả tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc bình luận ở phía dưới để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www.aad.org/public/parents-kids/childhood-conditions/chicken-pox

https://caringforkids.cps.ca/handouts/health-conditions-and-treatments/chickenpox

https://www.bupa.co.uk/newsroom/ourviews/caring-child-chickenpox