Chào bạn, nổi mụn nước và sốt cao là những triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu. Khi con sốt cao như vậy, tâm lý của các mẹ là tìm đến thuốc kháng sinh hay hạ sốt. Tuy nhiên, đối với trẻ bị thủy đậu thì bạn cần thận trọng khi cho con dùng thuốc nhé.
Bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều lượng phù hợp với sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin vì có thể gây phản ứng ngoài mong muốn (ADR). Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp hạ sốt vật lý như: Chườm khăn trên trán, sử dụng miếng dán hạ sốt hoặc bài thuốc thảo dược hạ sốt sẽ tốt hơn.
Trẻ bị thủy đậu có thể uống thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp
Thủy đậu được biết đến là bệnh lành tính nhưng không vì thế mà bạn chủ quan trong điều trị nhé. Bởi nếu không được chữa trị kịp thời, các nốt mụn nước thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: Viêm não, viêm thận, viêm màng não, viêm phổi...
Để cải thiện bệnh thủy đậu an toàn và hiệu quả cho bé, hiện nay trên thị trường đã có bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da có thành phần như sau:
- Cốm hòa tan là sự kết hợp của cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, kẽm gluconate, L-lysine và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị hiệu quả thủy đậu và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
- Gel bôi ngoài da có thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem (xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm hiệu quả, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương do thủy đậu gây ra. Khi bôi gel thảo dược này sẽ làm mát, mềm và dịu da, vừa giảm cảm giác đau rát, khó chịu, lại có thể sát khuẩn, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hình thành.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu, bạn hãy để lại thông tin bên dưới nhé, chung tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn.
Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!