Đa số trường hợp các bé bị chân tay miệng đều nổi các mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu ở các vị trí: lòng bàn chân, lòng bàn tay, trong miệng,... Cha mẹ có thể cho bé điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng cần lưu ý những điều sau:
- Trường hợp bé sốt cao (trên 38,5 độ): Cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol, không quá 6 lần/ngày. Đồng thời cha mẹ có thể nới lỏng quần áo và bù nước/sữa cho bé, kết hợp chườm ấm trán, nách, bẹn,.. cho bé.
- Giảm mụn nước, từ đó giảm ngứa cho bé bằng cách:
+ Cắt móng tay cho bé để hạn chế bé gãi làm vỡ các mụn nước trên da vì dễ gây bội nhiễm vi khuẩn.
+ Tắm cho bé bằng nước ấm, sạch sau đó bôi sản phẩm sát khuẩn chứa nano bạc, dịch chiết neem, chitosan vào các vết mụn nước vì cho hiệu quả nhanh, an toàn, bôi được cả vào miệng mà lại đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Bệnh tay chân miệng khiến nổi các mụn nước gây ngứa ngáy
Đó là phần ngoài da, còn một phần nữa cũng rất quan trọng khi điều trị tay chân miệng cho trẻ, đó chính là tăng cường hệ miễn dịch, nôm na như các mẹ hay gọi là “tăng đề kháng”. Hệ miễn dịch của trẻ có vai trò là “vũ khí chính” chống lại virus đang gây bệnh trong cơ thể.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên bạn nên chọn sản phẩm tăng cường đề kháng tập trung vào các bệnh ngoài da do virus như chân tay miệng, thủy đậu, zona, sởi,… như sản phẩm cốm thảo dược chứa các thành phần gồm: cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, l-lysine. Đây là sản phẩm giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, tạo ra sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ bị tay chân miệng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh tay chân miệng, bạn hãy để lại thông tin bên dưới nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm giúp bạn.
Chúc bé mau khỏe!