1. Zona thần kinh - Bệnh ngoài da phổ biến ở người lớn

Zona thần kinh là bệnh ngoài da có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh do virus Herpes zoster gây ra và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu zona thần kinh

  • Nổi mẩn đỏ thành chùm, sau đó biến thành các mụn nước gây đau. Đặc biệt, các mụn nước chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể và sẽ vỡ ra, đóng vảy sau 7 - 10 ngày.
  • Cảm giác bỏng da, ngứa ngáy.
  • Có thể có sốt, đau đầu, nhức mỏi mình mẩy.

Cách chữa trị zona thần kinh

  • Đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ mắc bệnh zona thần kinh.
  • Sử dụng thuốc theo đơn và dùng đúng liệu trình.
  • Không gãi cào gây tổn thương bệnh trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng bị da zona và lựa chọn quần áo mềm, dễ mặc.

Khong-cao-gai-cac-mun-nuoc-zona-de-tranh-lam-benh-tram-trong-hon.jpg

Không cào gãi các mụn nước zona để tránh làm bệnh trầm trọng hơn

2. Chân tay miệng - Bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc. Bệnh do virus đường ruột gây ra và sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

  • Loét miệng.
  • Phát ban có bóng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông.
  • Sốt 37,5 - 39 độ C.
  • Tiêu chảy.

Cách xử lý tay chân miệng

  • Đến cơ sở y tế/bệnh viện ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh chân tay miệng.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol nếu nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C.
  • Đảm bảo uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Cách xử lý tay chân miệng

  • Đến cơ sở y tế/bệnh viện ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh chân tay miệng.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol nếu nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C.
  • Đảm bảo uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

3. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh do virus Varicella gây ra và có khả năng lây lan nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch. 

Dấu hiệu nhận biết thủy đậu

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Chán ăn, nôn ói, đau nhức cơ.
  • Nổi mẩn đỏ kèm theo bóng nước có đường kính từ 1 - 3mm gây ngứa, rát và nốt mụn mọc kín toàn thân.

Cách xử trí bệnh thủy đậu

  • Đến bệnh viện ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh thủy đậu.
  • Sử dụng thuốc theo đơn và dùng đúng liệu trình.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Bệnh sởi

Sởi là bệnh lây truyền rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí, trên mọi bề mặt vật dụng tới 2 giờ. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

  • Sốt (đặc biệt tăng nhanh và mạnh tới 40 - 41 độ C), sổ mũi, đau họng, ho khan.
  • Chảy máu cam, viêm kết mạc.
  • Xuất hiện các đốm koplik màu trắng trên nền đỏ ở bên trong miệng.
  • Phát ban đỏ bắt đầu từ cổ rồi lan ra toàn bộ cơ thể.

Cách xử trí bệnh sởi

  • Liên hệ ngay với cơ sở y tế/bệnh viện để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Người bệnh cần ở trong phòng thoáng và đủ ánh sáng.
  • Ăn thức ăn hoặc các thực phẩm bổ sung chứa vitamin A.
  • Uống đủ nước và điện giải.

Xu-ly-ngay-khi-phat-hien-nhung-dau-hieu-cua-benh-soi.jpg

Xử lý ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh sởi

>>> XEM THÊM: Trẻ bị sởi cần kiêng gì? Có cần kiêng gió, kiêng nước không?

5. Mề đay - Bệnh ngoài da thường gặp

Mề đay là một bệnh ngoài da rất phổ biến và có thể tiến triển thành mạn tính (trên 6 tuần) nếu không được chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nổi mề đay

  • Phát ban đỏ hoặc trắng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Ngứa ngáy, tăng mạnh vào chiều tối.

Cách điều trị nổi mề đay

  • Đi khám ngay khi phát hiện bị nổi mề đay.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mặc quần áo có màu sáng, không cào gãi lên vùng da nổi mề đay.

Bệnh ngoài da chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ 2 - 5 tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu,... 

Dấu hiệu bệnh chốc lở

  • Chốc không có bọng nước: Loét đỏ trên da và phát triển thành các mụn nước, dịch vỡ ra có màu vàng.
  • Chốc có bọng nước: Mụn nước lớn dần thành các bóng nước và vỡ sau 1 - 3 ngày.
  • Chốc loét: Biểu hiện tương tự chốc không bóng nước, tuy nhiên viết loét sau khi vỡ ra không lành lại mà tiến triển thành loét. Vết loét rất khó lành và dễ để lại sẹo.

Cách chữa bệnh chốc lở

  • Sử dụng thuốc điều trị chốc lở theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Mặc quần áo thoáng mát, vải mềm.
  • Cắt móng tay thường xuyên để tránh tình trạng cào gãi gây tổn thương nặng nề hơn.
  • Giặt riêng quần áo người bệnh và người lành để tránh lây lan.

6. Mụn nước - Bệnh ngoài da khó chữa nguy hiểm

Mụn nước là một triệu chứng của bệnh ngoài da. Đây sẽ là một bệnh lý nguy hiểm cần gặp ngay bác sĩ khi có kèm theo những biểu hiện sau đây:

  • Dịch nước bên trong mụn có màu vàng hoặc xanh gây sưng, nóng, đỏ và đau.
  • Tái phát liên tục tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau.
  • Mụn nước xuất hiện ở những vị trí thất thường như: Mí mắt, miệng, lưỡi,...

Mun-nuoc-xuat-hien-o-mi-mat-can-den-vien-ngay-de-duoc-xu-ly.jpg

Mụn nước xuất hiện ở mí mắt cần đến viện ngay để được xử lý

7. Ung nhọt (Mụn nhọt) - Bệnh ngoài da khó chữa dứt điểm

Ung nhọt là một dạng bệnh nhiễm trùng da ở lỗ chân lông. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng tái phát nhiều lần, gây khó chịu cho người bệnh.

Cách nhận biết ung nhọt

  • Vùng da mọc nhọt sưng đỏ có xuất hiện cục mụn cứng và to dần. 
  • Dịch mủ hình thành bên trong ung nhọt gây đau, khi vỡ ra có thể khiến người bệnh xuất hiện thêm các biểu hiện như sốt, mệt mỏi toàn thân.

Cách xử lý mụn nhọt

  • Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện để được xử lý bởi bác sĩ.
  • Tuân thủ dùng thuốc tại nhà và tuyệt đối không tự ý chích hay rạch ung nhọt.

8. Rôm sảy - Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rôm sảy xuất hiện khi cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi kết hợp với sự bít tắc lỗ chân lông. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết rôm sảy

  • Nổi mẩn đỏ kèm theo mụn nước hoặc mụn mủ trắng ở đầu, cổ và vai.
  • Ngứa ngáy và đỏ rát, có thể gây đau.

Cách điều trị rôm sảy

  • Ở phòng thoáng mát và thông thoáng gió.
  • Mặc quần áo mềm, rộng.
  • Tắm thường xuyên, có thể sử dụng lá tắm như: Mướp đắng, rau má, vỏ dưa hấu, lá dâu,...
  • Trường hợp có mụn mủ trắng, hãy đến viện ngay để được thăm khám và xử trí.

9. Viêm da dị ứng - Bệnh ngoài da thường gặp

Viêm da dị ứng là một bệnh lý mạn tính hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà lâu dài còn tác động tới tâm sinh lý người bị.

Dấu hiệu của viêm da dị ứng

  • Phát ban đỏ và ngứa dữ dội.
  • Sưng đỏ có thể gây phù nề và bong tróc thành từng mảng.
  • Da khô, mất nước.
  • Các nốt mẩn đỏ có bóng nước dễ bị vỡ ra và chảy dịch khi người bệnh cào gãi.

Chữa viêm da dị ứng

  • Sử dụng thuốc đúng theo liệu trình mà bác sĩ kê.
  • Không cào gãi tổn thương da để tránh gây nhiễm trùng.
  • Phối hợp với các thảo dược hỗ trợ điều trị như lá dịch chiết neem, lá trầu không, lá trà xanh,...

Viem-da-di-ung-co-the-dan-den-nhiem-trung-neu-nguoi-benh-cao-gai-nhieu.jpg

Viêm da dị ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu người bệnh cào gãi nhiều

10. Ghẻ lở - Bệnh ngoài da nghiêm trọng

Ghẻ lở là bệnh thường xuất hiện ở những vùng đông dân cư và thiếu điều kiện sinh hoạt. Dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bị ghẻ lở.

Dấu hiệu nhận biết ghẻ lở

  • Ghẻ mọc thành từng luống dài 2 - 3cm có màu trắng đục hoặc xám.
  • Rải rác mụn nước ở các vị trí da mỏng như cổ tay, kẽ ngón tay và mông, bộ phận sinh dục,...
  • Ngứa đặc biệt tăng mạnh về đêm.
  • Cào gãi nhiều có thể gây nhiễm khuẩn da làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Cách trị ghẻ lở

  • Đến ngay cơ sở y tế/bệnh viện để được thăm khám và xử trí.
  • Sử dụng các loại lá tắm như lá neem, lá đắng, xà cừ, cúc tần,...
  • Mặc quần áo rộng rãi, vải mềm. 
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi.

11. Bệnh vảy nến - Bệnh ngoài da mạn tính

Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính, phổ biến với tỷ lệ 2 - 3% dân số thế giới mắc phải. Bệnh có nhiều thể khác nhau và phân biệt dựa vào triệu chứng.

Dấu hiệu bệnh vảy nến

  • Mảng da dày và có dạng vảy trắng nổi lên trên da tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Đau rát và có thể chảy máu khi cào gãi.

Điều trị vảy nến

  • Phối hợp thuốc uống, bôi và chăm sóc cơ thể để đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến theo đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định.
  • Dưỡng ẩm da

13. Chàm - Bệnh ngoài da mạn tính

Chàm là một bệnh lý mạn tính, lặp đi lặp lại nhiều lần nên trong dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa.

Dấu hiệu bị chàm

  • Sưng đỏ da.
  • Nổi mụn nước.
  • Ngứa ngáy.
  • Da bị bong tróc và để lại sẹo.
  • Da dày lên từng ngày và đậm màu hơn vùng da khác.

Cách trị bệnh chàm

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm theo toa kê đơn của bác sĩ.
  • Dưỡng ẩm da bằng thuốc mỡ, kem hay sữa dưỡng thể phù hợp.
  • Tắm rửa mỗi ngày, có thể sử dụng các loại sữa tắm giữ ẩm tốt.
  • Không chà xát, cào gãi vùng da bị tổn thương.
  • Mặc quần áo mềm và thoáng mát.

Tranh-cha-xat-hay-cao-gai-vung-da-bi-ton-thuong-boi-benh-cham.jpg

Tránh chà xát hay cào gãi vùng da bị tổn thương bởi bệnh chàm

14. Bệnh hồng ban - Bệnh ngoài da phổ biến ở người trẻ tuổi

Hồng ban là bệnh lý do viêm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh hồng ban nhưng phổ biến nhất ở những người 20 - 40 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hồng ban

  • Dát đỏ ở các vị trí mu bàn tay và chân rồi lan tới toàn thân. 
  • Dát đỏ thường tập trung nhiều ở đầu gối và khuỷu tay.
  • Ngứa và nóng rát.

Cách xử trí bệnh hồng ban

  • Đến viện ngay khi phát hiện những biểu hiện của bệnh hồng ban.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh hồng ban theo hướng dẫn của bác sĩ. 

15. Mụn trứng cá - Bệnh ngoài da khó điều trị

Mụn trứng cá là một bệnh lý do tắc nghẽn nang lông. Bệnh thường phổ biến từ độ tuổi 8-30. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng khiến người mắc mặc cảm và tự ti.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá

  • Mụn đầu trắng hoặc đầu đen.
  • Xuất hiện sưng đỏ trên vùng da bị mụn.
  • Nặng hơn có thể xuất hiện mụn nhọt hoặc mụn mủ.
  • Mụn gây đau, sưng viêm và dễ để lại thâm sần.

Cách xử trí mụn trứng cá

  • Vệ sinh da đúng cách. Sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt phù hợp với làn da.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để thanh lọc cơ thể.
  • Sinh hoạt đúng giờ.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Nếu tình trạng mụn trứng cá nặng, người bệnh cần đi khám tại viện để được điều trị.

16. Nấm da chân - Bệnh ngoài da phổ biến ở nam giới

Bệnh nấm da chân là một bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở người lớn và nam giới.

Dấu hiệu nhận biết nấm da chân

  • Phát ban hồng xuất hiện ở ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân.
  • Ngứa ngáy, nứt nẻ.
  • Nổi mụn nước và đóng vảy khi vỡ.

Cách trị nấm da chân

  • Bệnh được xử trí bởi bác sĩ theo nguyên tắc: Giảm vảy sừng, ngăn tiết mồ hôi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và làm dịu cảm giác ngứa ngáy.
  • Rửa chân sạch sẽ và khô thoáng.
  • Hạn chế đi tất, giày, đặc biệt là giày làm từ cao su, nhựa.

Nam-da-chan-gay-nut-ne-va-dong-vay.jpg

Nấm da chân gây nứt nẻ và đóng vảy

17. Vết sắc tố lão hóa - Bệnh ngoài da khó điều trị khỏi

Vết sắc tố lão hóa là những đốm sẫm trên da. Chúng xuất hiện nhiều ở trên mặt, cổ, cánh tay và phổ biến ở người lớn.

Sắc tố lão hóa là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng, tia cực tím hay ánh sáng xanh.

Cách xử trí sắc tố lão hóa

  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày và tuân thủ bôi lại 3 - 4 tiếng/lần.
  • Sử dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

18. Nám da bà bầu - Bệnh ngoài da tạm thời

Nám da bà bầu thường xuất hiện khi phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và có thể tự biến mất sau khi sinh.

Dấu hiệu nhận biết nám da bà bầu: Xuất hiện các đốm nâu xếp thành từng mảng trên má, trán, mũi và cằm. 

Chữa trị nám khi mang thai: Thông thường, nám da bà bầu sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không biến mất, bạn có thể xử trí như sau:

  • Thoa kem chống nắng đều đặn.
  • Thoa kem theo đơn của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng xanh.

19. Dày sừng tiết bã - Bệnh ngoài da phổ biến ở trung niên

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da thường gặp ở người từ 30 tuổi trở lên.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng tiết bã

  • Xuất hiện các vết tăng sinh có màu nâu, đen tại các vị trí mặt, ngực, vai, lưng,...
  • Sần sùi bề mặt tiết bã.

Cách xử trí dày sừng tiết bã: Bạn có thể mặc kệ nó bởi dày sừng tiết bã khá giống với nốt ruồi. Hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và xử lý ngay khi phát hiện.

20. Viêm nang lông - Bệnh ngoài da mạn tính

Viêm nang lông là bệnh ngoài da xảy ra khi da bị nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Dấu hiệu viêm nang lông

  • Mụn nhỏ màu đỏ tại các lỗ chân lông, sau đó sưng đỏ và xuất hiện mủ trắng.
  • Lây lan rộng ra vùng da khác.
  • Ngứa rát khó chịu.

Điều trị viêm nang lông

  • Đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh viêm nang lông.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng kem dưỡng da phù hợp, không cồn và hương liệu.

>>> XEM THÊM: 15 cách trị bệnh da liễu ở trẻ em bằng thảo dược ngay tại nhà

Viem-nang-long-can-duoc-tham-kham-va-dieu-tri-som.jpg

Viêm nang lông cần được thăm khám và điều trị sớm

Nguyên nhân gây các bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm:

  • Sự tấn công của những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và nấm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Bẩm sinh, di truyền.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, kích thích yếu tố gây bệnh.
  • Bệnh lý.

Cách phòng ngừa bệnh ngoài da hiệu quả tại nhà

Ngoại trừ các bệnh ngoài da do di truyền thì hầu hết các bệnh đều có thể phòng ngừa được. Một số cách bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ triệu chứng. Cụ thể như sau:

  • Không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh ngoài da.
  • Tiệt trùng các vật dụng cầm nắm dùng ngoài trời như xe đạp, thiết bị tập thể dục, tai phone,...
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và vi chất thiết yếu.
  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố đã từng gây dị ứng da.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày.
  • Tiêm vacxin đúng quy định.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ngoài da, tuy nhiên theo quan điểm mới nhất của các nhà khoa học thì hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém là nguyên nhân cốt lõi dẫn tới bệnh lý này. Bởi vậy, người dùng có thể tham khảo sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm có thành phần L-lysine để bổ sung, nhằm nâng cao sức đề kháng giúp phòng bệnh hiệu quả.

Tong-hop-20-benh-ngoai-da-pho-bien-o-nguoi-lon-va-tre-em_11zon.webp

Cao lá neem giúp kháng khuẩn ngăn ngừa bội nhiễm

Bệnh ngoài da có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh không những tác động tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý người mắc. Vì vậy, mỗi người đều cần nắm rõ để có thể phân biệt các bệnh ngoài da sớm, từ đó biết cách xử trí phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại bình luận để được giải đáp và hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Nhật Hạ

Tài liệu tham khảo

https://www-medicalnewstoday-com.translate.goog/articles/316622?

https://my-clevelandclinic-org.translate.goog/health/diseases/21573-skin-diseases

https://www-niams-nih-gov.translate.goog/health-topics/skin-diseases