Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận có thể xảy ra quanh năm nhưng mọi người thường bị nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Lý do bởi thời điểm này rất thuận lợi để muỗi vằn sinh sản, tạo điều kiện bùng phát dịch rộng rãi trong cộng đồng. 

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra khi muỗi vằn Aedes đốt người bệnh sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue (nhưng không biểu hiện triệu chứng), sau đó đốt sang người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể người khỏe và gây bệnh.

Muoi-van-Aedes-mang-virus-Dengue-cua-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-sang-nguoi-khoe-manh_11zon.webp

Muỗi vằn Aedes mang virus Dengue của người bệnh sốt xuất huyết sang người khỏe mạnh

Các biến chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu người bệnh chủ quan, lơ là trong điều trị sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Tiểu cầu giảm

Tiểu cầu thường sẽ bị giảm nhiều từ ngày thứ 4 của bệnh. Tiểu cầu giảm khiến người bệnh sốt xuất huyết mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa nên ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

tieu-cau-giam-la-bien-chung-sot-xuat-huyet-thuong-gap_11zon.webp

Tiểu cầu giảm là biến chứng sốt xuất huyết thường gặp

Sốc do mất máu

Biến chứng sốt xuất huyết thường gặp nữa là sốc do mất máu. Nguyên nhân là do bệnh gây ra việc tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương nên máu bị đẩy ra ngoài. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị chảy máu cam, chảy máu chân răng… làm cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ, vã mồ hôi và nôn nhiều.

Tràn dịch màng phổi

Bệnh sốt xuất huyết gây tăng tính thấm thành mạch, huyết tương bị tràn trong cơ thể, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi cấp rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tụt huyết áp và đau đầu

Biến chứng sốt xuất huyết nặng là khi người bệnh cảm thấy đau đầu, đi lại không vững do huyết áp giảm đột ngột. Đây là biến chứng rất nguy hiểm bởi nó thường gây ra xuất huyết não và tử vong.

tut-huyet-ap-va-dau-dau-la-bien-chung-sot-xuat-huyet-nang

Tụt huyết áp và đau đầu là biến chứng sốt xuất huyết nặng

Hôn mê

Biến chứng sốt xuất huyết nặng nữa là hôn mê do dịch huyết tương thoát ra có thể ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây phù não và dẫn đến hôn mê. Nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Sinh non, sảy thai

Sốt xuất huyết có thể dẫn tới cơ thể người mẹ yếu đi, kiệt quệ không còn sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai. Và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu khó cầm, tiền sản giật, nguy hiểm hơn là chảy máu kéo dài khi chuyển dạ. Sốt xuất huyết ở người mẹ mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Gây suy tim, suy thận

Do chảy máu liên tục, sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy tim, khiến tim không đủ máu tuần hoàn đi khắp cơ thể. Khi tim không đủ sức bơm máu, cộng với dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng.

Không những vậy, thận còn phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp rất nguy hiểm.

Cách chăm sóc người bệnh để phòng ngừa biến chứng sốt xuất huyết

Đầu tiên, nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C, bạn cần uống hạ sốt paracetamol đúng liều, thường là 4gr/ngày đối với người lớn và tính theo cân nặng với trẻ em.

Trường hợp bị đau người, mệt mỏi, sốt cao, đi ngoài mất nước, bạn nên uống oresol để bù nước và điện giải kết hợp ăn nhiều rau, củ, quả tươi như dưa hấu, cam, quýt, nước dừa… Chúng vừa bổ sung nước lại cung cấp các vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, không ăn đồ dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm cay nóng như ớt, gừng… Riêng việc vệ sinh cá nhân thì bạn nên dùng nước ấm, tránh tắm lâu bằng nước lạnh và tránh kỳ cọ mạnh vì có thể gây chảy máu dưới da.

nguoi-benh-sot-xuat-huyet-nen-an-do-de-tieu-hoa-nhu-chao-sup

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn đồ dễ tiêu hóa như cháo, súp

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Chính vì thế, người bệnh cần nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch để phòng bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng sốt xuất huyết.

Một giải pháp phòng ngừa biến chứng sốt xuất huyết được chuyên gia Da liễu đầu ngành khuyên dùng đó là dùng sản phẩm cốm thảo dược. Đây được xem là lựa chọn hàng đầu vì có nhiều ưu điểm nổi trội:

●      Chứa thành phần là các thảo dược quý như: cao lá xoài, cao bạch chỉ, L-lysine giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh do virus nói chung và sốt xuất huyết nói riêng.

       Thành phần cao lá neem giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công.

●      Sản phẩm còn có vitamin C, kẽm gluconate là các vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ tiến triển nặng gây biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin về các biến chứng bệnh sốt xuất huyết và cách ngăn ngừa hiệu quả từ sản phẩm thảo dược. Mọi người hãy dùng sản phẩm thảo dược hàng ngày để nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng sốt xuất huyết tốt nhất nhé.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về biến chứng bệnh sốt xuất huyết cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.