Nguyên nhân gây ra zona thần kinh
Zona là bệnh nhiễm trùng da do virus varicella zoster (cùng loại virus gây bệnh thủy đậu) còn tồn tại trong cơ thể người đã từng mắc thủy đậu, tái hoạt động trở lại.
Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, một lượng nhỏ virus varicella vẫn còn tồn tại, “ngủ đông” trong các rễ thần kinh cạnh cột sống. Và khi cộng hưởng với điều kiện thuận lợi như: Miễn dịch kém, mắc bệnh tự miễn, ung thư, căng thẳng dài ngày, đang trong quá trình xạ trị,... virus sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh.
Triệu chứng của người mắc zona thần kinh
Quan sát triệu chứng sẽ giúp nhận biết đúng bệnh. Người mắc zona thần kinh thường có các biểu hiện như sau:
Xuất hiện các cơn đau ngoài da và đau thần kinh do zona thần kinh
- Ngứa ngáy, cảm giác đau trên da trước khi nổi ban đỏ vài ngày. Người mắc sẽ có cảm giác ngứa râm ran, nóng rát, châm chích, tê, bỏng một vùng da. Triệu chứng sẽ rõ nhất vào buổi đêm. Đi kèm với đó là chứng nhức đầu, sợ ánh sáng, thấy trong người khó chịu, bứt rứt không yên.
- Cơn đau ở dây thần kinh: Cơn đau sẽ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người mắc zona thần kinh có thể chỉ thấy hơi bỏng rát, đau âm ỉ hoặc liên tục có cảm giác như kim đâm, giật từng cơn.
- Thông thường ở người lớn tuổi, cơn đau sẽ lặp lại thành từng cơn, kéo dài hàng năm kể cả khi đã lành sẹo.
Nổi các mảng ban đỏ, có mủ trên da dọc theo dây thần kinh
- Ban đầu, trên da chỉ mới xuất hiện các mảng đỏ, nổi trên da. Các mảng ban đỏ có đường kính khoảng vài centimet và trải dọc thành dải, vệt theo vị trí của dây thần kinh. Vài ngày sau đó, có bọng nước trên các mảng đỏ. Lúc đầu bọng nước căng và đầy dịch trong. Tiếp đó, bọng nước dần chuyển màu đục và có mủ. Cuối cùng là vỡ, loét và đóng vảy.
- Hình dạng của các mảng ban giống như chùm nho hoặc đám mây.
- Vị trí xuất hiện các mảng ban đỏ tập trung khoảng 50% ở một bên (trái hoặc phải) ngực, liên sườn, bụng, lưng. Tiếp đó, có thể nổi các mảng đỏ ở cổ, cánh tay, cổ tay. Sau đó là gáy, vành tai, da đầu…
Một số triệu chứng khác của bệnh zona thần kinh
- Sốt, ớn lạnh.
- Đau cơ, đau đầu, đau bụng.
- Mệt mỏi, đuối sức.
- Nổi hạch.
>>> XEM THÊM: Zona thần kinh kéo dài bao lâu? Xem ngay thảo dược giúp cải thiện bệnh hiệu quả
Các triệu chứng thường gặp ở người bị zona thần kinh
Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh
Zona thần kinh nếu được điều trị sớm sẽ không ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, một số người vì chủ quan, không điều trị sớm, để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đau thần kinh hậu zona (postherpetic neuralgia)
Đây là biến chứng thường gặp nhất khi bị zona thần kinh. Chứng đau thần kinh có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm sau khi người mắc khỏi bệnh. Khoảng 10-18% người bị zona thần kinh sẽ gặp tình trạng này, phổ biến là ở người trên 50 tuổi.
Có báo cáo về trường hợp người bệnh phải dùng thuốc giảm đau liên tục (tới 5 năm) sau khi bị zona thần kinh. Những người này không thể ăn, ngủ hay thực hiện 1 số công việc đơn giản, cơ thể hoàn toàn kiệt sức.Trong thời gian phát bệnh, nốt mụn nước bị loét, chảy mủ nghiêm trọng và phải nhập viện ngay sau đó.
Ảnh hưởng xấu tới mắt
Có thể dẫn tới mù lòa khi bị zona thần kinh ở mắt. Khoảng 10-15% người bị zona thần kinh có thể phát ban vùng mắt và dễ gây bệnh như: Viêm kết mạc, giác mạc hoặc các bệnh đe dọa hỏng thị lực như hoại tử võng mạc, viêm dây thần kinh thị giác,…
Nhiễm trùng da
Khi vết thương bị loét và không được xử lý kịp thời sẽ gây ra bội nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng da. Lúc này, người mắc có thể thấy hiện tượng da bị đỏ, sưng đau và có cảm giác nóng lên khi chạm vào.
Liệt mặt
- Liệt một bên mặt.
- Buồn nôn, chóng mặt.
- Có cảm giác giật mắt khi bị zona thần kinh ảnh hưởng tới dây thần kinh số VII (hay còn gọi là hội chứng Ramsay Hunt).
Rối loạn tiểu tiện
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu hoặc mủ đi kèm cảm giác đau bụng dưới, khó đại tiện.
Đau 1 bên bộ phận sinh dục do bị viêm dây thần kinh điều khiển bàng quang. Trường hợp này xuất hiện khi bị zona thần kinh vùng xương cùng.
Giảm chức năng thính giác
Bị đau và phồng rộp ở tai, thái dương, gáy là biểu hiện khi bị zona thần kinh ở tai. Tình trạng này thường đi kèm zona thần kinh ở miệng khiến người mắc bị đau và rất khó để ăn hay cảm nhận mùi vị.
Biến chứng nghiêm trọng
Trong một số trường hợp, zona thần kinh còn có thể gây ra viêm phổi, viêm não, viêm màng não và có thể dẫn tới tử vong.
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị zona thần kinh
Đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng, cần đề phòng khi bị zona
- Người trên 50 tuổi.
- Người có hệ miễn dịch yếu.
- Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, gout, tim mạch, ung thư,...
- Phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Phụ nữ có thai mắc zona thần kinh không những dễ gặp biến chứng mà còn có nguy cơ cao sảy thai, sinh con ốm yếu hoặc dị tật.
Cách tự điều trị zona thần kinh tại nhà
Thời gian tốt nhất để điều trị zona thần kinh là trong 72 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Người không thuộc nhóm nguy cơ cao đều có thể điều trị tại nhà bằng cách làm dịu da tại chỗ, dùng thuốc giảm đau, duy trì cân bằng điện giải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Sát khuẩn, làm dịu da tại chỗ
Tốt nhất người mắc zona thần kinh không nên gãi các nốt ban trên da, vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, nên dùng dung dịch, gel bôi làm dịu da.
Sử dụng gel bôi có thành phần chính nano bạc
Các chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn các loại gel bôi da có thành phần tự nhiên, an toàn và ít tác dụng phụ. Một trong những thành phần sát khuẩn an toàn thuộc top đầu là nano bạc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hạt bạc có kích thước dưới 100 nanomet (nano bạc) ức chế vi khuẩn tốt hơn các hạt có kích thước lớn. Các hạt nano bạc phá vỡ màng tế bào, tác động mạnh đến tận DNA của vi khuẩn. Chính vì thế, các loại gel chứa nano bạc có khả năng làm chậm quá trình nhân bản và phát triển của vi khuẩn trên da. Đồng thời, giúp tổn thương trên da của người bị zona thần kinh mau lành hơn.
Tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã chỉ ra rằng nano bạc có khả năng tiêu diệt hầu hết virus, vi khuẩn gây bệnh, giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa và tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các loại gel chứa nano bạc thường kết hợp với dịch chiết neem để tăng thêm hiệu quả kháng khuẩn tự nhiên từ một loạt các hoạt chất như flavonoids, azadirachtin, nimbolide,.... Đồng thời, góp phần kích thích tái tạo các tế bào da mới và ngừa sẹo hình thành do zona thần kinh.
Ngoài ra, người bệnh zona cần chú ý những vấn đề sau:
- Tránh dùng gel, dung dịch chứa steroid để bôi vào các vết thương trên da do virus zona thần kinh. Tuy steroid dịu cơn ngứa rất nhanh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Loét da, nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng tới tâm thần, gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Nhiều người sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa toàn thân. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ. Ví dụ như gây lú lẫn ở người già, ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và gây nhiều tương tác với các thuốc khác.
Một số lưu ý khi chọn gel sát khuẩn, làm dịu da
Danh sách các loại thuốc cần dùng khi bị zona thần kinh
Khi điều trị zona thần kinh, những loại thuốc cần chú ý đó là: Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt và thuốc kháng virus.
- Thuốc giảm đau thần kinh có thể sử dụng một số vitamin nhóm B, hiệu quả nhất với cơn đau zona thần kinh trên lưng, bụng dưới. Nên hạn chế dùng thuốc giảm đau chứa steroid, bởi chúng có thể gây phản ứng nguy hiểm tới tính mạng.
- Thuốc hạ sốt dùng cho trường hợp có thân nhiệt trên 38.5℃, chỉ nên dùng paracetamol và tuân thủ đúng theo nhóm tuổi, trọng lượng cơ thể. Tránh tùy ý dùng aspirin hoặc ibuprofen.
- Thuốc kháng virus cũng được sử dụng trong điều trị zona thần kinh. Các loại kháng virus thường được bác sĩ kê đơn là: Acyclovir, famciclovir, valacyclovir. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc kháng virus theo đúng liều lượng và đơn thuốc của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị zona
Thực đơn dinh dưỡng phù hợp có thể cải thiện cơn đau và tình trạng tổn thương trên da. Người bị zona nên bổ sung các thực phẩm như:
- Các món giàu vitamin C và dễ nuốt từ hoa quả như cam, quýt, đu đủ; Nước ép ổi, dâu tây,... để cơ thể tăng sản sinh tế bào bạch cầu, giảm sự xâm nhập của virus, vi khuẩn từ vết thương trên da.
- Các thực phẩm giàu lysine như đậu, cá, ngũ cốc,... có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
- Uống đủ 1,8 -2 lít nước mỗi ngày. Trong đó, có thể bổ sung thêm dung dịch oresol, nước dừa để tăng điện giải, nhanh hạ sốt.
- Nên ăn nhạt.
Vấn đề zona thần kinh kiêng gì cũng nên được chú ý. Cụ thể như sau:
- Hải sản nên hạn chế ăn trong thời kỳ bị phát ban bởi chúng có thể gây ngứa ngáy nặng hơn. Tôm, cua, ốc, hàu, ngao,... đều khiến vết thương chậm đóng vẩy.
- Rượu bia, chất kích thích làm giảm bạch cầu. Uống nhiều làm vết thương lâu lành.
- Đồ quá cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc ngọt có thể làm vết thương chậm lành.
- Một số thực phẩm khác chứa lysine nhưng không nên ăn nhiều vì dễ để lại sẹo là thịt bò, thịt gà, trứng,...
>>> XEM THÊM: Cách chữa zona thần kinh không để lại sẹo
Cần lựa chọn đúng thuốc và có một chế độ ăn uống phù hợp
Phòng ngừa và tránh lây nhiễm zona thần kinh
Virus varicella zoster từ cơ thể người bị zona thần kinh có thể lây sang người khác, khiến người đó bị thủy đậu. Đồng thời, cả hai bệnh đều có nhiều biến chứng nặng nề nếu không điều trị đúng lúc. Vì vậy, có biện pháp phòng ngừa từ xa là rất cần thiết.
Một số sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý để tránh lây nhiễm virus varicella zoster:
- Tránh dùng chung đồ với người mắc virus zona thần kinh.
- Tránh cào, gãi vết thương, tăng nguy cơ phát tán virus cho người khác và khiến mình dễ bị bội nhiễm.
- Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát vì có thể làm vỡ bọng nước.
Tiêm vacxin phòng ngừa zona thần kinh
Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo: Nhóm người từ 50 tuổi trở lên có thể tiêm 2 mũi vacxin phòng zona thần kinh có tên Shingrix. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm cách nhau từ 2 - 6 tháng.
CDC Mỹ cũng khuyến cáo sử dụng Shingrix thay cho vacxin Zostavax. Điểm khác biệt của Shingrix so với vacxin cũ là một loại sử dụng công nghệ tái tổ hợp, một loại dùng vacxin sống. Một số người mắc bệnh suy giảm miễn dịch đã có thể dùng loại vacxin mới này dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Nâng cao hệ miễn dịch hạn chế lây nhiễm zona
Khi tổng hợp các yếu tố khiến virus varicella tái hoạt động, người ta đã phát hiện một đặc điểm chung ở người mắc zona thần kinh, đó là: Miễn dịch kém, sức đề kháng yếu. Do đó, mọi hành động nhằm nâng cao hệ miễn dịch là rất cần thiết.
Song song với các biện pháp về dinh dưỡng, vận động, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng thảo dược ví dụ như chiết xuất lá Neem được các chuyên gia đánh giá cao. Nghiên cứu cho thấy:
- Hoạt chất nimbin trong lá neem giúp giảm viêm kéo dài như sưng, bỏng rát, ban đỏ. Đây là nhờ vào tác động của nimbin đến chức năng chống viêm của đại thực bào và bạch cầu trung tính.
- Neem thúc đẩy hoạt động chữa lành vết thương của cơ thể. Tác dụng này được nghiên cứu trên 2 hình thái vết thương: Bị cắt bỏ và vết mổ. Kết quả cho thấy, da ở vết thương dùng chiết xuất neem phục hồi tốt hơn so với vùng da chỉ sử dụng nước muối sinh lý.
- Lá neem có tính kháng khuẩn hiệu quả. Do đặc tính kháng khuẩn của neem cao hơn natri hypocloric (một chất oxy hóa mạnh) khoảng 3%.
- Chiết xuất lá neem chứa nhiều nimbolide, có công dụng bảo vệ gan, chống lại độc tính gây suy gan. Trong khi đó, gan là bộ phận sản sinh protein, giúp cân bằng hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy, dùng lá neem gián tiếp góp phần bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhờ những tác động này nên người ta thường sử dụng chiết dịch lá neem để tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn, làm dịu da do virus, vi khuẩn, trong đó có virus zona thần kinh.
Để thuận tiện hơn khi sử dụng, bạn có thể chọn mua các sản phẩm trên thị trường có chứa các thành phần kể trên để thay thế. Tuy nhiên, việc lựa chọn mua cần đảm bảo sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các công ty lớn, uy tín, nhiều người bệnh tin dùng cho phản hồi tốt,...
Hiệu quả của chiết xuất lá neem với hệ miễn dịch và bệnh zona thần kinh
Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp những lo lắng và thắc mắc của bạn về bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, nếu cần được hỗ trợ trong quá trình điều trị hoặc còn bất cứ thông tin nào chưa hiểu về zona, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ trong bất cứ trường hợp nào bạn cần!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.healthline.com/health/shingles
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/shingles/understanding-shingles-treatment