Tổng quan các bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp nhất

Các bệnh ngoài da ở trẻ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là vào những ngày nóng ẩm. Một số bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp bao gồm:

1. Bệnh ngoài da chốc lở 

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng trên da. Bệnh có 2 dạng biểu hiện với tên gọi khác nhau: Chốc lở có bọng nước và chốc lở không có bọng nước. 

Dấu hiệu nhận biết

  • Xuất hiện vết rộp đỏ với kích thước khoảng 0,5-1cm và tạo thành bọng nước. 
  • Sau 2-3 giờ, các bọng nước trong sẽ chuyển thành mủ đục rồi vỡ và đóng vảy màu vàng. 
  • Vị trí dễ bị chốc lở đó là vùng mặt, da hở, hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.
  • Bệnh có thể bị nhiễm trùng gây sốt và hình thành sẹo khó lành.

Cách xử trí

  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm rồi lau khô ngay.
  • Sát trùng da bằng betadine hoặc xanh methylen…
  • Lựa chọn đồ dùng 1 lần hoặc mang đi giặt và luộc chín sau khi vệ sinh vết chốc lở.
  • Nếu không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. 

2. Bệnh ngoài da zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra. Những người từng bị thủy đậu đều có nguy cơ cao bị zona thần kinh. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus sẽ “trú ẩn” ở hệ thần kinh nhiều năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng kém, sang chấn tâm lý,... virus sẽ được kích hoạt, chạy dọc theo dây thần kinh đến da và gây ra các bóng nước. 

Dấu hiệu nhận biết

  • Nổi ban đỏ, đau rát trên da.
  • Mụn nước tập trung thành từng đám và dọc theo dây thần kinh sau 1-2 ngày.
  • Ngứa âm ỉ, đau như kim châm.
  • Choáng váng, nhức đầu, đi loạng choạng, sợ ánh sáng, bài tiết mồ hôi thất thường.

Cách xử trí

  • Sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không gãi, chà xát lên vùng tổn thương da.
  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể bằng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Bổ sung đủ nước và chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả tươi.
  • Tránh tiếp xúc với người già, trẻ em, phụ nữ có thai để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

cac-mun-nuoc-doc-theo-duong-di-cua-day-than-kinh-la-bieu-hien-dien-hinh-cua-benh-ngoai-da-zona.webp

Các mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh là biểu hiện điển hình của bệnh ngoài da zona

3. Bệnh ngoài da thủy đậu

Thủy đậu bệnh ngoài da được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt dễ xảy ra với người có hệ miễn dịch yếu như người già và phụ nữ mang thai. Trẻ nhỏ cũng dễ bị thủy đậu do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, non yếu.

Dấu hiệu nhận biết

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng. 
  • Biếng ăn.
  • Nổi bọng nước ở đầu, mặt rồi lan ra toàn thân.

Cách xử trí

  • Cho trẻ nghỉ ngơi trên giường.
  • Uống nhiều nước và ăn đủ chất.
  • Mặc đồ rộng, vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. 
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cho trẻ uống thuốc giảm ngứa, sốt và bôi ngoài da để tránh sẹo.
  • Khi xảy ra các biến chứng của bệnh thủy đậu như chảy máu từ các mụn nước, sốt cao, hôn mê, co giật, khó thở, ho nhiều, ho ra máu,... bố mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay để được xử lý kịp thời.

4. Bệnh sởi gây nổi ban trên da

Sởi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus gây ra, có biểu hiện nổi ban trên da.

Dấu hiệu nhận biết

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Chảy nước mũi, ho khan lâu ngày không khỏi, khàn tiếng, sưng mí mắt...
  • Nổi ban theo thứ tự các vị trí như sau: Đầu, mặt, cổ -> Ngực, lưng, cánh tay -> Bụng, mông, đùi, chân.

Cách xử trí  

  • Cho trẻ uống Paracetamol khi sốt trên 38.5 độ C.
  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày 3 lần, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Trẻ còn bú mẹ bị sởi thì vẫn tiếp tục cho bú sữa, cùng với chế độ ăn phù hợp.

benh-soi-khien-tre-met-moi-va-co-the-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe.webp

Bệnh sởi khiến trẻ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

5. Tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh ngoài da cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em và dễ lây lan bùng phát thành dịch, đặc biệt vào mùa hè. Bố mẹ có thể nhận biết thông qua những biểu hiện và xử trí kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Dấu hiệu nhận biết

  • Xuất hiện bọng nước ở các vị trí như: Miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối.
  • Quấy khóc thất thường, thậm chí là cả vào ban đêm. 
  • Thường xuyên bị giật mình kể cả lúc ngủ lẫn lúc chơi. 
  • Sốt cao trên 38 độ C kéo dài. 
  • Sau 1 – 2 ngày, trẻ có thể bị loét miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Vết loét sẽ to dần và có thể tự biến mất sau 5 – 7 ngày.
  • Sau đó, xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ dưới da, nhất là ở ngón tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tình trạng này có thể kéo dài tới 10 – 15 ngày.

Cách xử trí 

  • Bổ sung đủ nước trong ngày cho trẻ.
  • Chế biến thức ăn dễ nuốt, mềm nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất.
  • Khi trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, có thể dùng thuốc Paracetamol (Tuyệt đối không sử dụng Aspirin, Ibuprofen,...)
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để rửa vết thương cho trẻ bao gồm cả niêm mạc miệng.

6. Viêm da do tã quần

Viêm da do tã quần là bệnh ngoài da thường gặp ở độ tuổi từ 9 đến 12 tháng, đặc biệt là bé gái và trẻ bị béo phì.

Dấu hiệu nhận biết 

  • Đỏ, đau rát vùng bụng dưới, đùi và mông.
  • Bỏng đỏ, tiết dịch rồi đóng vảy.

Tình trạng này nếu để lâu không chữa trị sẽ làm giảm sắc tố, xước da và có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục.

Cách xử trí

  • Chọn loại tã tốt, mềm và sử dụng đúng cách.
  • Hạn chế dùng tã lót vào mùa hè.
  • Thay tã thường xuyên hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Vệ sinh vùng mặc tã sạch sẽ, tránh kỳ cọ, sau đó dùng khăn thấm nước và để khô rồi mới mặc tã mới.

viem-da-ta-quan-la-benh-thuong-gap-o-tre-ma-me-khong-nen-coi-thuong.webp

Viêm da tã quần là bệnh thường gặp ở trẻ mà mẹ không nên coi thường

7. Bệnh ngoài da rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường xuất hiện khi thời tiết trở nên nóng và độ ẩm thấp. Tuy không gây đau đớn hay nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. 

Dấu hiệu nhận biết

  • Nổi mụn nhỏ, sẩn đỏ gây ngứa tại các vị trí như đầu, cổ và vai.
  • Mụn có thể ở dạng mụn nước hoặc không. Đối với các vết mụn nước có thể gây đau đớn cho trẻ khi chạm vào. 

Cách xử trí: Rôm sảy có thể tự khỏi khi thời tiết mát lên, tuy nhiên mẹ vẫn nên áp dụng những biện pháp sau để giảm thiểu sự khó chịu cho trẻ.

  • Cho trẻ ở trong phòng thoáng và không để nhiệt độ quá cao.
  • Tránh mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều tã.
  • Bổ sung đủ nước và hạn chế ăn nhiều đồ ngọt.
  • Sử dụng nước ấm để tắm sơ qua cho trẻ và dùng khăn mềm thấm khô nước.
  • Đến ngay cơ sở y tế nếu tình trạng rôm sảy kéo dài, nhiễm trùng.

8. Mụn cóc

Mụn cóc là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân là do nhiễm virus HPV. Tình trạng này dễ gặp hơn ở trẻ hay đi chân trần, sống trong môi trường không sạch sẽ hoặc dùng chung đồ với người nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết: Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, cụ thể như sau:

  • Mụn cóc ở trên mặt, đầu có thể gây chảy máu.
  • Mụn cóc ở bàn chân: Sưng rộp, khi bước đi thì mụn dễ vỡ và gây đau đớn.
  • Mụn cóc quanh móng chân: Nứt nẻ và đau

Cách xử trí

  • Giữ vệ sinh thân thể và nhà cửa sạch sẽ.
  • Luôn nhắc nhở trẻ đi dép thường xuyên, kể cả trong nhà.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị dứt điểm, tránh lây lan sang vị trí khác.

9. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết

  • Da nổi mẩn đỏ và ngứa.
  • Có thể nhiễm trùng da nếu trẻ cọ xát vào bất kỳ vật dụng nào.
  • Da dày hơn, sần sùi nếu trẻ cào gãi thường xuyên.

Cách xử trí

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
  • Dùng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.

viem-da-di-ung-la-benh-thuong-gap-o-tre-nho.webp

Viêm da dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

10. Ung nhọt

Ung nhọt là bệnh ngoài da xảy ra do nhiễm khuẩn nang lông gây loét da, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.

Dấu hiệu nhận biết

  • Mụn có chứa mủ, sưng và tấy đỏ.
  • Ung nhọt nhanh chóng sưng to hơn và tích mủ nhiều hơn gây đau đớn rõ rệt.
  • Sau đó thì bị vỡ và chảy mủ ra ngoài

Cách xử trí

  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
  • Sử dụng gạc y tế thấm nước ấm và đắp lên khối ung nhọt 10 phút/lần và thực hiện vài lần/ngày.

11. Mẩn ngứa

Mẩn ngứa hay phát ban là bệnh ngoài da phổ biến, rất nhiều người gặp phải.

Dấu hiệu nhận biết

  • Nổi ban đỏ thành chấm hoặc từng mảng.
  • Các biểu hiện kèm theo nổi ban đỏ là ngứa ngáy và bóng nước.

Cách xử trí

  • Đến bệnh viện nếu có những biểu hiện như: Nổi mẩn nhiều hơn, đau đớn, sốt, đau khớp, bóng nước xuất huyết và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chườm lạnh để giảm bớt sự tấy đỏ và ngứa ngáy.
  • Tắm với nước ấm.
  • Thoa kem chống ngứa.
  • Mặc các loại quần áo mềm, thoải mái.

man-ngua-khien-nguoi-benh-kho-chiu.webp

Mẩn ngứa khiến người bệnh khó chịu

12. Ghẻ lở

Ghẻ lở là bệnh ngoài da thường thấy ở những vùng đông đúc, không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Dù không gây chết người nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trầm trọng như nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hóa.

Dấu hiệu nhận biết

  • Ngứa ngáy nhiều, khó chịu. Cảm giác ngứa tăng về đêm vì đây là thời gian cái ghẻ tiết độc tố khi đào hang. 
  • Luống ghẻ: Sau biểu hiện ngứa, trên da sẽ xuất hiện luống ghẻ. Đây là nơi sống của cái ghẻ. Luống ghẻ là những đường cong, gờ cao hơn mặt da, thường có màu trắng xám hoặc đục, dài 2-3 cm.
  • Mụn nước: Rải rác ở các vùng da mỏng như mặt trước cổ tay, kẽ ngón tay, đường chỉ tay, nếp vú, mặt trong đùi, quanh thắt lưng, kẽ mông và bộ phận sinh dục.
  • Nhiễm khuẩn da nếu cào gãi nhiều.

Cách xử trí

  • Đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ trẻ bị ghẻ lở.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ kê.
  • Tắm cho trẻ bằng các loại nước lá như lá đắng, xoan, xà cừ,...

13. Nổi mề đay

Nổi mề đay là bệnh ngoài da rất phổ biến và có biểu hiện tương tự dị ứng. Bệnh gây ra cho người mắc nhiều rắc rối và ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.

Dấu hiệu nhận biết

  • Nổi mẩn đỏ theo từng mảng hoặc riêng lẻ.
  • Ngứa, nóng rát và khó chịu. Đặc biệt, cảm giác ngứa tăng mạnh vào chiều tối.
  • Trong trường hợp mề đay nặng, người bệnh có thể có một số biểu hiện như khó thở, nhiễm trùng, mụn nước,...

Cách xử trí

  • Sử dụng thuốc trị mề đay theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh làm cho bệnh trở thành mạn tính.
  • Mặc quần áo sáng màu và không cào gãi, kỳ cọ lên vùng da tổn thương.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, thuốc, lông động vật,...

noi-me-day-de-bi-di-nham-lan-voi-cac-benh-ngoai-da-di-ung.webp

Nổi mề đay dễ bị dị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da dị ứng

Nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da ở trẻ em

Bệnh ngoài da ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do:

  • Khí hậu, thời tiết ở nước ta là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển. 
  • Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, virus và vi khuẩn dễ tấn công, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 
  • Da của trẻ cũng rất non nớt nên dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như sản phẩm tẩy rửa, nấm mốc,... 

Bệnh ngoài da ở trẻ có lây lan không? 

Hầu hết các bệnh ngoài da ở trẻ em đều có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Một số đường lây chủ yếu bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh qua các giọt bắn, dịch vết thương trên da,...
  • Gián tiếp cầm nắm các đồ dùng sinh hoạt của người bệnh sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Và còn rất nhiều con đường lây lan khác, vì thế, khi trẻ mắc các bệnh ngoài da, bố mẹ cần tránh cho con tới chỗ đông người hay đi nhà trẻ để không lây lan tới người khác. 

Lưu ý trong phòng ngừa và điều trị cho trẻ mắc bệnh ngoài da 

Các bệnh ngoài da ở trẻ em khá phổ biến, nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngoài việc nhận biết về bệnh và cách xử lý, thì mẹ cũng cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Vệ sinh thân thể, đồ chơi và vật dụng cá nhân của trẻ sạch sẽ.
  • Sử dụng thảo dược bôi ngoài da như dịch chiết neem xoan ấn độ, nano bạc,... để tránh để lại sẹo. Đặc biệt 2 thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên các đối tượng nhiễm bệnh ngoài da cho tác dụng sát khuẩn tốt, làm lành các tổn thương trên da nhanh chóng, không để lại sẹo.
  • Cho trẻ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
  • Nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có biểu hiện lạ trên da kéo dài 2 - 3 ngày không khỏi.
  • Tiêm vắc-xin theo quy định.

>>> XEM THÊM: 15 cách trị bệnh da liễu ở trẻ em bằng thảo dược ngay tại nhà

cao-la-neem-giup-cai-thien-trieu-chung-benh-ngoai-da-o-tre-nhanh-chong-hieu-qua-va-an-toan.webp

Cao lá neem giúp cải thiện triệu chứng bệnh ngoài da ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả và an toàn

Bên cạnh sử dụng sản phẩm bôi giúp cải thiện tổn thương trên da, cha mẹ cần có biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ từ bên trong. Biện pháp này không những giúp cơ thể có đủ sức chống lại bệnh tật mà còn phòng ngừa trẻ mắc các bệnh ngoài da khác. Một số loại thảo dược cha mẹ nên tham khảo cho con bao gồm: Cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, cao lá xoài,...

Bệnh ngoài da ở trẻ em có thể lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết sớm, xử lý kịp thời và cải thiện các bệnh ngoài da nhanh chóng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh ngoài da ở trẻ, bạn hãy đăng ký tư vấn hoặc để lại bình luận để được giải đáp và hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Nhật Hạ

Nguồn tham khảo

https://www-onhealth-com.translate.goog/content/1/childhood_skin_disorders?

https://www-webmd-com.translate.goog/children/ss/slideshow-common-childhood-skin-problems?

https://my-clevelandclinic-org.translate.goog/health/articles/6951-skin-problems-in-children

https://childrensnational-org.translate.goog/visit/conditions-and-treatments/skin-disorders/common-skin-disorders